Tác giả:
Dịch giả:
Danh mục:
Nhà xuất bản:
Giá bán: 100,000 VNĐ
SƠ LƯỢC NỘI DUNG
Cuộc đời đức Phật qua lịch sử đã tạo cảm hứng cho rất nhiều người từ nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, kể từ ngày Ngài viên tịch. Do thế, thật không dễ để chúng ta viết về cuộc đời Ngài, vì phải đối đầu với một khối lượng tư liệu đồ sộ nàm trong các ngôn ngữ khác nhau của Ấn Độ cũng như các nước ờ châu Á và châu Âu. Tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở Tp. Hồ Chí Minh, có một học phần về cuộc đời đức Phật. Cho nên, cần có một giáo trình tương đối chấp nhận được cho học phần này.
Trong số các tác phẩm viết về cuộc đời Ngài xuất bản trong các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới thì bộ Đức Phật Gotama gồm hai tập của Giáo sư Hajime Nakamura, thuộc Đại học Tokyo của Nhật Bản, theo chúng tôi, là tác phẩm tốt nhất xuất hiện cho tới bây giờ. Từ đó, chúng tôi đã nhờ Đạo hữu Nguyên Tâm Trần Phương Lan, Trưởng ban Phiên dịch Anh ngữ của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, người đã phụ trách giảng dạy Bộ môn Anh ngữ Phật giáo tại Học viện chúng tôi trong nhiều năm qua, phiên dịch ra tiếng Việt. Đây là một bản tiểu sử cuộc đời đức Phật tương đối chính xác, cung cấp cho ta những trích dẫn và chỉ dẫn cần thiết liên hệ tới những mô tả về các giai đoạn trong cuộc đời Ngài.
Tuy nhiên, tác phẩm này cũng có một số hạn chế, mà hạn chế lớn nhất xuất phát từ quan điểm của tác giả là muốn “phân biệt đức Phật Gotama sống thực trong lịch sử nhân loại ở thời Ngài với đức Thỉch-ca Mâu-ni trong huyền thoại của thời sau”. Đây là một vấn đề của giới nghiên cứu Phật giáo trên toàn thế giới, mà trong thế kỷ XX, ở phương Tây đã xuất hiện ba trường phái lớn. Đó là trường phái Anh – Đức, trường phái Pháp – Bỉ và trường phái Nga. về vấn đề này, chúng tôi quan niệm cuộc đời đức Phật đã được các vị đệ tử của Ngài viết lại. Và các bản tiểu sử này thường phàn ảnh quan điểm trường phái của các đệ từ. Thí dụ, đối với hai biến cố lớn nhất trong cuộc đời đức Phật là bài giảng đầu tiên của Ngài sau khi thành đạo và những lời di huấn cuối cùng trước lúc Ngài vĩnh viễn ra đi, ta ít nhất hiện có hai truyền bản khác nhau, đó là kinh Chuyển pháp luân của văn hệ Pali và kinh Hoa nghiêm của văn hệ tiếng Phạn đối với biến cố thứ nhất, và kinh Đại bát niết bàn của văn hệ Pali và kinh Đại bát niết bàn của văn hệ Trung Quốc đối với biến cố thứ hai. Đây là những văn bản khác nhau, phản ảnh các truvền thống khác nhau về cuộc đời đức Phật mà chúng ta phải quan tâm khai thác khi viết về cuộc đời Ngài, mà không nên coi văn bản này phản ảnh chính xác hơn văn bản kia. Hy vọng trong một tưong lai gần khi nền Phật học nước nhà phát triển và hội nhập với thế giới, chúng ta sẽ có những nghiên cứu mới về cuộc đời đức Phật, khắc phục được những hạn chế vừa nói của những lóp trước để lại.
Hôm nay, để cung cấp rộng rãi hơn bản Tiểu sử này của cuộc đời đức Phật, chúng tôi xin viết mấy lời giới thiệu đến bạn đọc gần xa.
Vạn Hạnh, cuối Thu năm Canh Dần (2010)
Giáo sư Lê Mạnh Thát
Phó Viện trưởng
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh
SÁCH CÙNG CHUYÊN MỤC