Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Cận cảnh ngôi chùa đăng cai đại lễ Vesak 2019 và khối Thiên thạch Mặt Trăng 600.000 USD

Sau khi hoàn thiện, quần thể chùa Tam Chúc ở Ba Sao, Hà Nam sẽ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam với diện tích 5000 ha, với nhiều báu vật nổi tiếng và 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa. Đây cũng chính là nơi sẽ tổ chức đại lễ Vesak 2019.
Mục lục
Khi hoàn thiện quần thể chùa Tam Chúc được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là một trong những khu du lịch tâm linh đầy tiềm năng. Theo vị doanh nhân này, khi hoàn thiện chùa Tam Chúc trở thành trung tâm du lịch tâm linh kết nối khu du lịch chùa Hương (Hà Nội) và quần thể du lịch Vân Long - Hoa Lư - Tam Cốc - Bích động - Tràng An - Bái Đính (Ninh Bình). Chùa Tam Chúc cũng là nơi Giáo hội Phật giáo Việt Nam chọn là nơi tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019.
Được nhà nước công nhận là Khu du lịch quốc gia năm 2013, quần thể chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000ha bao gồm hồ nước, núi đá rừng tự nhiên và các thung lũng.
Quần thể chùa Tam Chúc với cảnh quan hùng vĩ, tiền lục nhạc, hậu thất tinh. Tương truyền rằng 6 quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống. Hậu thất tinh nghĩa là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về đêm.Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận chùa Tam Chúc có niên đại trên 1.000 năm
Đây là công trình khá đặc biệt do những người thợ và kĩ sư Ấn Độ thực hiện. Hiện quần thể nơi đây đang được gấp rút hoàn thiện các hạng mục cho đại lễ Vesak 2019.
Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo, với phong cảnh nước non hùng vỹ. Từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc đẹp như một bức tranh thủy mặc khổng lồ với những đường nét hoàn toàn tự nhiên do tạo hóa sắp đặt.
Khu vực đình Tam Chúc nằm giữa lòng hồ, để đến được đây du khách phải theo con đường mòn giữa hồ và tản bộ trên cầu bê tông để vào tham quan.
Hồ Tam Chúc còn có tên gọi khác là Lục Nhạc do có 6 ngọn núi đá mọc lên từ hồ trên diện tích hơn 600ha.
Trong quần thể chính chùa Tam Chúc thì điện Tam Thế đã cơ bản hoàn thành các hạng mục.
Ba bức tượng đồng đen nặng hàng trăm tấn được bao bọc bởi những lá bồ đề khổng lồ.
CaptionToàn bộ bức tường của điện Tam Thế được xếp bằng hàng ngàn bức điêu khắc từ dung nham núi lửa.
Đây là những phiến đá nham thạch được tạc thành tượng tại Indonesia, sau đó chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành bức tường.
Phía chân tường đều có những dòng chú thích cho những bức tranh đặc biệt này bằng 3 thứ tiếng.
Hành lang phía trước các điện cũng đã khá sạch sẽ để có thể đón những đoàn khách có cơ duyên tới đây trước khi chính thức đi vào hoạt động.
Chiếc vạc khổng lồ có độ cao gần 5m phía ngoài khuôn viên được điêu khắc tinh vi những bức tranh về nhiều quần thể di tích, thắng cảnh.
Nơi cao nhất trong quần thể chùa Tam Chúc là bảo tháp, nơi sẽ đặt pho tượng Phật tạc từ Thiên thạch Mặt Trăng được đấu giá từ trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston (Mỹ). Bảo tháp được xây dựng từ những phiến đá lớn, ghép vào nhau. Từ xa du khách có thể chiêm bái và cảm nhận màu sắc thay đổi theo tùy thời điểm.
Ngôi chùa đã sở hữu Thiên thạch Mặt Trăng có trọng lượng 5,5kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng. Được biết,khối Thiên thạch này lớn nhất thế giới, rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017 và được đấu giá thành công vào 19/10/2018. Thiên thạch sẽ được tạc thành pho tượng Phật.
Phía trong sân chùa còn đang trồng cây bồ đề được chiết từ "Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường" (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura - Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ 2.250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Năm 247 (trước công nguyên), Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây bồ đề thiêng ở Bodh Gaya - Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo) và phái Công chúa Sanghamitta đem sang tặng cho quốc đảo Sri Lanka.
 

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm