Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Kiểm soát dục vọng qua góc nhìn Phật học và khoa học

Có câu dành cho người tu khá hay, cô đọng “trường chay - diệt dục - niệm câu Di Đà”, trong đó “diệt dục” đứng đầu tiên.
Mục lục

Dục - dục vọng chỉ mọi ham muốn của con người, từ ham muốn có tính vật chất như ăn, uống, mặc…. đến những ham muốn có tính tinh thần như sự ngợi khen, chức vị, nhìn ngắm sắc đẹp khác giới… Nói thì nghe đơn giản, thực sự “dục” mênh mông vô hạn định như hình tượng khái quát mà Đức Phật sử dụng: liếm mật ngọt còn sót trên lưỡi dao bén, sau khi đã ăn hết khúc mía ngọt, chấp nhận sự nguy hiểm là đứt lưỡi!

Nói một cách nào đấy, tu chính là nỗ lực kiểm soát dục vọng bản thân ở cả phương diện tinh thần và vật chất, trong đấy “diệt dục” là mức độ cao nhất của sự kiểm soát ấy: không còn dục vọng, không bị chi phối bởi mọi ham muốn.

Phật học nói đến “diệt dục” như thế nào?

Đấy là sự tu học quán tưởng rốt ráo để thấy chân tướng vô thường bất tịnh của vạn vật, thấy một cách có biện chứng khoa học chứ không áp đặt, quán thân bất tịnh quán pháp vô ngã, quán tâm vô thường…. Con người mang sự vận động ngay trong từng tế bào cơ thể mình, sinh tồn trong một thế giới vận động không ngừng nghỉ, có gì mà ham muốn? Có gì mà tồn tại? Có gì mà si mê?

Đứng đầu chữ dục ở con người (thuộc nhóm động vật bậc cao), chính là dục vọng giới – tình dục. Sự ham muốn, thôi thúc mang tính bản năng về giới là có thể và dễ hiểu, nhưng nhà Phật chế ngự kiểm soát năng lượng ham  muốn ấy thông qua giáo dục về sự bất tịnh, vô thường để hóa giải tâm lý si mê: khi anh (chị) thấy đúng sự thực về đối tượng ham muốn, sự ham muốn giảm (hay) mất đi. Đức Phật nói đến sự bẩn của cơ thể, bẩn của cửu khiếu, hết thảy bất tịnh.

Tu chính là nỗ lực kiểm soát dục vọng bản thân ở cả phương diện tinh thần và vật chất, trong đấy “diệt dục” là mức độ cao nhất của sự kiểm soát ấy: không còn dục vọng, không bị chi phối bởi mọi ham muốn. Ảnh minh họa

Chín phép quán niệm sau đây được gọi là “cửu tưởng quán”:

1. Quán lúc mới chết: Quán tưởng người lúc mới chết, thân cứng thịt lạnh, diện mạo dễ sợ, hình trạng thật đau thương.

2. Quán bầm xanh: Quán tưởng sau vài ngày chưa liệm, máu đông bầm xanh, thân xác phát ra mùi hôi, mắt không dám nhìn, tay không dám đụng.

3. Quán máu mủ: Quán tưởng xác chết rữa nát, thịt thối thành mủ, ruột và bao tử đều tan thành nước, mỡ máu gần như nhỏ giọt.

4. Quán nước đỏ: Quán tưởng thịt rửa, máu mủ lại biến hóa, thành ra chất nước màu đỏ, từ mọi nơi tiết ra, hôi thối không ngửi nổi.

5. Quán trùng ăn: Quán tưởng xác chết rữa nát lâu ngày, giòi sinh sản cùng khắp, xuyên gân đục xương, toàn thân như tổ ong.

6. Quán gân buộc ràng: Quán tưởng da thịt đều tiêu tan hết, nhưng vẫn còn gân với xương, như dây cột củi, không bị tản lạc.

7. Quán xương tản lạc: Quán tưởng gân cũng tiêu hoại, và các đốt xương vương vãi dọc ngang, đầu lâu tơi tả, chẳng còn gì là hình thù con người.

8. Quán xương trắng: Quán xương cốt lâu ngày trở thành trắng như tuyết, dãi nắng dầm mưa, nằm phơi nơi hoang dã.

9. Quán đốt ra tro: Quán tưởng xương trắng bị đốt thành ra tro bụi, như đất như cát, trở về đại địa.

Phật dạy diệt dục – kiểm soát dục như thế, bằng cách chuyển hóa tâm. Cơ thể người tu nam và nữ diễn ra các họat động sống bình thường, các quá trình sinh học không có vấn đề gì, vấn đề nằm ở chỗ đã có sự kiểm soát bằng ý chí. Ảnh minh họa

Trong khi quán niệm chín phép quán tưởng(7) ở trên, chúng ta nên nghĩ đến thân thể của chính mình, đều chưa thoát khỏi được tình trạng này, sao có thể lưu luyến cái xác thân huyễn hóa để cứ mải mê đắm trong biển tham ái!

Quả thật thân thể con người không hề hơn một bông hoa bình thường bởi mọi vi khuẩn và sự chuyển hóa sinh học diễn ra như một sự tất yếu, chính các loài hoa cũng bị sự vô thường chi phối rất nhanh. Rốt cuộc, cách mà Đức Phật giáo hóa chuyển dục vọng và kiểm soát dục vọng chính là chỉ ra sự thật một cách thuyết phục, mọi thứ đều vô thường.

Phật dạy diệt dục – kiểm soát dục như thế, bằng cách chuyển hóa tâm. Cơ thể người tu nam và nữ diễn ra các họat động sống bình thường, các quá trình sinh học không có vấn đề gì, vấn đề nằm ở chỗ đã có sự kiểm soát bằng ý chí.

Thói quen biết rõ toàn thân lúc đi, đứng , nằm, ngồi, trong từng giây phút hiện tại, giúp chúng ta kiểm soát được dục vọng. Và chánh niệm tỉnh giác sẽ  giúp chúng ta sớm khắc phục được những dục vọng trong tâm.

Bên cạnh đó, một thói quen tốt  mà mỗi người chúng ta cần thường xuyên luyện tập hằng ngày vào mỗi buổi sáng thức dậy và trước lúc ngủ đó là thiền định. Khi ngồi tĩnh lặng để tâm yên, biết rõ toàn thân, quán thân vô thường, vọng tưởng sẽ lắng xuống, trí tuệ chúng ta sẽ ngày càng sáng suốt, minh mẫn. Và dục vọng sẽ dần tắt theo thời gian.

Để ngồi thiền tốt hơn, khí công là liệu pháp hỗ trợ cho thiền định, nó giúp cho chúng ta thêm năng lượng, sức khỏe và sức bền trong khi thiền định.

Khoa học kiểm soát và diệt dục như thế nào?

Tất cả những biện pháp ấy khác với cách nghĩ của nhà Phật về dục và diệt dục. Một đằng dựa trên nhận thức và ý chí, sự tự giác; một đằng can dự trực tiếp bằng biện pháp vật chất, sinh học. Ảnh minh họa

Tiến bộ khoa học rất nhanh, đã giúp người ta hiểu và giải thích dục vọng ở khía cạnh tâm lý và sinh lý rất sâu sắc, và cũng có khái niệm diệt dục hay kiểm soát dục vọng theo cách riêng, tất nhiên không trùng lặp cách của nhà Phật đã nói ở trên.

Ở một số quốc gia – có VN- các chiến dịch kế hoạch hóa gia đình thực hiện các biện pháp can thiệp bằng dụng cụ và hóa dược để hạn chế sinh đẻ, tất nhiên không phải diệt dục như cách đề cập của Phật giáo. Ở Nam Dương- Indonesia, mới đấy chính phủ họ đã có biện pháp tiêm thuốc với những kẻ có tội ấu dâm để kiểm soát dục vọng biến thái này.

Tất cả những biện pháp ấy khác với cách nghĩ của nhà Phật về dục và diệt dục. Một đằng dựa trên nhận thức và ý chí, sự tự giác; một đằng can dự trực tiếp bằng biện pháp vật chất, sinh học.

Theo: phatgiao.org.vn

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm