Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Người gánh phân nghèo hèn và bài học Tâm không phân biệt của Đức Phật

Thời xưa, người gánh phân được coi là tầng lớp nghèo hèn, dơ bẩn, và xếp ngang súc vật. Chỉ bằng một câu chuyện nhỏ kể về Đức Phật và người gánh phân mà để lại một bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế cho người đời sau.
Mục lục

Khi Đức Phật còn tại thế, Ấn Độ vẫn còn nhiều tầng lớp giai cấp khác nhau. Trong đó, tầng lớp Thủ đà la (tiện dân) là những người nghèo hèn nhất, bị coi là dơ bẩn và xếp ngang hàng với súc vật, họ phải sống dưới đáy cùng của xã hội và không được tôn trọng như một con người.

Ở thành Xá Vệ có một “tiện dân” tên là Ni Đề. Ni Đề rất hiền lành và lương thiện, ngày ngày đều phải chùi dọn phân trong các nhà xí, làm những việc ‘bẩn thỉu’ mà không có ai muốn làm.

Một ngày, Đức Phật cùng với tôn giả A Nan đi trong thành Xá Vệ, đến một con hẻm nhỏ thì bỗng gặp Ni Đề. Lúc đó, Ni Đề đang quẩy một gánh phân đầy. Khi nhìn thấy Đức Phật, anh ta hoảng sợ tìm cách đi vòng để tránh phải gặp ngài. Nhưng vì con đường quá hẹp nên anh chỉ có thể cúi mặt xuống đường và thưa rằng: “Bạch đức thế tôn, thân con nhơ uế, xin đức thế tôn đừng lại gần kẻo mất đi sự thanh tịnh của ngài”.
 

Ni Đề rất hiền lành và lương thiện, ngày ngày đều phải chùi dọn phân trong các nhà xí, làm những việc ‘bẩn thỉu’ mà không có ai muốn làm. “Bạch đức thế tôn, thân con nhơ uế, xin đức thế tôn đừng lại gần kẻo mất đi sự thanh tịnh của ngài"

Đức Phật liền tiến đến Ni Đề và nói: “Này Ni Đề, con có muốn xuất gia làm hòa thượng không?”.

Thuở ấy, tăng nhân và tu sĩ (tầng lớp Bà La Môn) được coi là cao quý nhất trong xã hội, vượt trên cả hàng vương tôn hay quý tộc. Đó là chốn linh thiêng mà những kẻ tiện dân tầm thường như Ni Đề không bao giờ dám đặt chân vào.

Bởi vậy, Ni Đề bối rối trả lời: “Ngài là Đức Phật cao quý, còn con chỉ là kẻ hèn mọn, làm sao dám sánh với đệ tử của ngài?”
 

Đức Phật nói:

“Phật Pháp như nước sạch, có thể tẩy tịnh mọi điều dơ bẩn. Dù là bất kể thứ gì trên thế gian, một khi được tắm rửa trong Phật Pháp liền trở nên thanh tịnh.

Phật Pháp như lửa thánh, có thể đốt mọi thứ nhơ bẩn thành tro bụi. Dù đó là vật gì, một khi lửa thiêng chạm đến lập tức đều trở nên thuần khiết.

Pháp của Phật đối với chúng sinh là bình đẳng, không hề phân biệt giàu nghèo. Bất cứ ai có tâm tín Phật đều có thể tu hành và thoát khỏi bể trầm luân”.

Lời Phật dạy làm Ni Đề cảm động, anh vững tâm tu luyện và trở thành một đệ tử tinh tấn của ngài. Chẳng bao lâu anh đã đạt được trí huệ giác ngộ, chứng đắc quả vị A La Hán.
 

Lời Phật dạy làm Ni Đề cảm động, anh vững tâm tu luyện và trở thành một đệ tử tinh tấn của ngài. Chẳng bao lâu anh đã đạt được trí huệ giác ngộ, chứng đắc quả vị A La Hán.

Thế nhưng việc Ni Đề được Phật cứu độ đã khiến những kẻ hợm hĩnh trong xã hội trở nên đố kỵ. Làm sao một kẻ tiện dân thấp kém lại được làm hòa thượng và hưởng bố thí của mọi người? Vì vậy mà bất cứ nơi nào Ni Đề đến, họ sẽ tránh xa; thấy Ni Đề ngồi chỗ nào, họ sẽ lau chùi như thể đó là nơi dơ bẩn. Cuối cùng, khi cơn bất bình và giận dữ lên đến đỉnh điểm, họ tâu lên vua và nói rằng Đức Phật không thể xem Ni Đề như đệ tử.

Vua hay tin ấy, bèn thân chinh đến hỏi chuyện Đức Phật. Khi chiếc xe ngựa đến cổng, vua phải bước xuống và đi bộ một đoạn. Bỗng ông nhìn thấy vị hòa thượng đang ngồi tĩnh tọa trên một tảng đá lớn. Vua liền nói lời nhã nhặn: “Ta muốn gặp Đức Phật, ngài có thể vào trong thưa chuyện này không?”. Vị hòa thượng đi xuyên qua tảng đá, khi trở ra lại xuyên qua tảng đá như đi trong không trung.
 

Đối với đức Phật, không phân biệt giàu nghèo, bởi tất cả chúng sinh là bình đẳng.

Khi vua gặp Đức Phật, ông đã bày tỏ sự kính trọng: “Bạch đức thế tôn, vị hòa thượng lúc nãy có một năng lượng siêu phàm hiếm thấy. Ngài có thể cho tôi biết cao danh quý tính của vị ấy không?”.Đức Phật mỉm cười: “Đó chính là Ni Đề, là người mà bệ hạ muốn hỏi ta. Ta độ nhân không phân biệt giàu nghèo, bởi tất cả chúng sinh là bình đẳng”.

Cuối cùng Đức Phật nói:

“Ví như trong hồ có hoa sen thơm ngát, chúng ta có nên vì bùn nhơ mà vứt bỏ đóa sen tươi đẹp đó không?”.

Vậy đó, chúng ta hãy học theo gương của Đức Phật, luôn tôn kính mọi người cho dù người đó làm nghề gì, nghèo hèn hay sang giầu. Tâm không phân biệt-đó mới là tinh thần của đạo Phật.

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm