Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Niệm Phật

Niệm Phật là gì? Chữ Nam-mô có nghĩa làquy y, quy mạng, và ở mức độ cao,có nghĩa là hợp nhất. Niệm Phật, nói theo từ của luận Đại thừa Khởi tín, là Thủy giác tiếp xúc và hòa lẫn với Bản giác. Thủy giác, là cái tỉnh giác, cái giác của người tu, tiếp xúc và hòa lẫn với Bản giác, cái giác vốn đã viên thành của Phật A-di-đà, và nói chung, của tất cả chư Phật.
Mục lục


Niệm Phật là gì? Chữ Nam-mô có nghĩa là quy y, quy mạng, và ở mức độ cao,có nghĩa là hợp nhất.
Niệm Phật, nói theo từ của luận Đại thừa Khởi tín, là Thủy giác tiếp xúc và hòa lẫn với Bản giác. Thủy giác, là cái tỉnh giác, cái giác của người tu, tiếp xúc và hòa lẫn với Bản giác, cái giác vốn đã viên thành của Phật A-di-đà, và nói chung, của tất cả chư Phật.
Trong sự tiếp xúc, hòa lẫn này, trí huệ, đại bi và công đức của Phật A-di-đà đi vào thân tâm của người tu, sâu hay cạn, ở lại lâu hay mau tùy sự chuẩn bị thân tâm của người tu khiến thân tâm người ấy thanh tịnh đến mức nào.
Ánh sáng của Phật A-di-đà soi khắp các thế giới một cách vô ngại. Nếu có chướng ngại thì đó thuộc về chúng ta.
“Nếu khi thành Phật, ánh sáng thân tôi có hn lượng, ít nhất chẳng chiếu đến trm ngàn ức vô số cõi Phật, tôi không nhận Chánh đẳng Chánh giác” (Lời nguyện 12).
“Nếu khi thành Phật, thmng tôi có hn lượng, ít nhất chẳng đến trm ngàn ức vô số kiếp, tôi chẳng nhận Chánh đẳng Chánh giác” (Lời nguyện 13).
Vô Lượng Quang có khắp tất cả pháp giới, thậm chí xuyên qua thân tâm của mỗi chúng sanh, thế nên niệm Phật là tiếp xúc và hòa lẫn với Ánh sáng Vô lượng ấy:
“ChNhLai là thân pháp giới, vào trong tâm tưởng ca tất cchúng sanh. Thế nên các ông khi tâm tưởng Phật thì tâm ấy tức là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp theo hình. Tâm ấy làm Phật (niệm Phật, quán tưởng Phật) thì tâm ấy là Phật. Biển Chánh biến tri ca chPhật từ tâm tưởng sanh, thế nên hãy nhất tâm buộc niệm quán rõ Phật ấy”.
Chữ Nam-mô có nghĩa là tương ưng, hợp nhất như vậy.
Niệm Phật là mở thông với trí huệ Phật, do đó người tu có được trí huệ:
“Nếu khi thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các cõi nước khác nghe danh hiệu tôi thì tất cả đều được thanh tnh và chứng các môn tam-muội gii thoát. Nếu chẳng được nhthế, tôi không nhận Chánh đẳng Chánh giác” (Lời nguyện 42).
“Nếu khi thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các cõi nước khác nghe danh hiệu tôi, nếu chẳng được đệ nhất, đệ nh, đệ tam pháp nhẫn, đối với pháp môn ca chPhật chẳng thể được bất thối chuyển, tôi không nhận Chánh đẳng Chánh giác” (Lời nguyện 48).
Niệm Phật là mở tâm mình để đón nhận công đức của Phật:
“Nếu khi thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các cõi nước khác nghe danh hiệu tôi, vui mừng hớn hở tu hnh Bồ-tát, cội công đức đều được tròn đủ, nếu chẳng nhthế thì tôi không nhận Chánh đẳng Chánh giác” (Lời nguyện 44).
Tất cả bốn mươi tám lời nguyện chính là tâm đại bi của Phật A-di-đà, cho nên niệm Phật là tiếp xúc và kinh nghiệm tâm đại bi rộng khắp ấy.
Như vậy niệm Phật là mở tâm thức mình để đón nhận trí huệ, đại bi và công đức đã thành tựu của Phật A-di-đà, tất cả những cái này gồm trong ánh sáng vô lượng của ngài. Tâm thức của người niệm Phật mở ra, buông thả vào biển ánh sáng trí huệ, đại bi và công đức Phật là nhờ “chí thành, tin tưởng và sùng mộ”.


Về mặt trí huệ, ánh sáng vô lượng của Phật A-di-đà phá vỡ những che chướng ngăn ngại trong tâm người tu, đó là phiền não chướng và sở tri chướng, chấp ngã và chấp pháp. Sự phá vỡ này càng được mạnh thêm bởi tâm chí thành, tin tưởng, sùng mộ; và với người nguyện sanh về Tịnh độ Tây phương thì có thêm nguyện sanh về. Chính nhờ vậy mà trong hai lời nguyện của Phật ở trên, nói là niệm Phật thì được thanh tịnh, được các môn tam-muội giải thoát, được ba pháp nhẫn, được bất thối chuyển tức Đệ bát địa của Bồ-tát.
Khi niệm Phật, để cho ánh sáng Phật A-di-đà xuyên qua thân tâm thì “tội lỗi nghiệp chướng nhiều đời trong sanh tử được tiêu trừ” (Hạ phẩm hạ sanh). Khi niệm Phật, chúng ta tiếp nhận công đức đã thành của Phật vào thân tâm mình, cho nên sanh về đó thì có ba mươi hai tướng tốt (Lời nguyện 21), da sắc vàng (Lời nguyện 3), ở đây thì thân tâm nhẹ nhàng hơn trời người (Lời nguyện 33).
Niệm Phật là kết nối Nhân thành Phật nơi mình (“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”) với Quả Phật đã thành của Phật A-di-đà. Quả ấy là vô lượng (Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ) nên Quả luôn luôn bao trùm nhân, nhân này luôn luôn nằm trong Quả Phật, tức là luôn luôn nằm trong Ánh sáng Vô lượng và Thọ mạng Vô lượng. Đây là điều kinh Quán Vô Lượng ThPhật nói“PhậtA-di-đà cách đây không xa”. Thế nên mỗi lần niệm Phật là Nhân biến thành Quả, như một làn sóng nhỏ bé trở lại thành đại dương vô biên. Niệm Phật là tu hành trên Quả, hay còn gọi là Quả thừa.
Niệm Phật là dẹp tất cả những chướng ngại tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ... bằng tâm chí thành, tin tưởng, sùng mộ để ánh sáng vô lượng tràn vào thân tâm. Trong ánh sáng ấy chúng ta thấy tất cả sự vật, chúng sanh, thế giới đều tràn đầy ánh sáng vì tất cả vốn luôn luôn nằm trong Vô Lượng Quang.
Niệm Phật là mở toang các giác quan không còn bị chia cắt bởi cái ta và cái của ta để thấy rằng tất cả sự vật, chúng sanh, thế giới đều đang chia sẻ một Thọ mạng Vô lượng, một bản tánh A-di-đà.
Niệm Phật là đi vào đại dương bổn nguyện đại bi bao trùm khắp vũ trụ không bỏ sót một người nào và trong tâm đại bi ấy nhìn thấy mọi sự vật, con người, thế giới vốn liên kết nhau trong một tương quan không thể hoại.
Phật là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (theo kinh Đại Bát Niết-bàn) nên niệm Phật là đưa niềm vui (Lạc) vào trong thân tâm, để thấy sự vật, con người, thế giới là sự biểu hiện của niềm vui thanh tịnh. Có được niềm vui thanh tịnh này, chúng ta mới bắt đầu hiểu tại sao cõi của Phật A-di-đà được gọi là Tịnh độ Cực lạc.
Như thế niệm Phật là “đang sanh” (“hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh” - kinh A-di-đ) vào đại dương ánh sáng vô lượng (Vô Lượng Quang), đại dương của sự sống vô lượng (Vô Lượng Thọ).
Đại dương Bổn nguyện ấy là viên ngọc như ý trùm khắp tất cả cõi của Phật A-di-đà.

Theo Văn hoá Phật giáo số 261 ngày 15-11-2016

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm