Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

Nghiên cứu

Đức Phật dạy về 3 loại hạnh phúc
Đức Phật dạy về 3 loại hạnh phúc

Cuộc sống hạnh phúc là ước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân. Đức Phật đã miêu tả một số loại hạnh phúc, xếp chúng theo thứ tự từ cái tầm thường nhất cho đến cái cao thượng nhất.

Nghiên cứu kinh Kim Cang phần Vô ngã
Nghiên cứu kinh Kim Cang phần Vô ngã

Thật ra, Đức Thích-ca Mâu-ni Thế Tôn cũng không nhận được một pháp nào từ Đức Phật Nhiên Đăng để được thành Phật cả. Vì lẽ các pháp vốn là như thế. Như thế có nghĩa là như như bất động. Pháp ấy vốn không đi, không còn, không mất.

4 nỗi khổ mà mỗi người nên biết
4 nỗi khổ mà mỗi người nên biết

Nếu chúng ta nhận thức được không có gì thường xuyên trường tồn mãi mãi. Đời là vô thường, thân vô thường, tâm vô thường, thời gian vô thường, tiền vô thường… thì cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ nhẹ nhàng và bớt khổ đau hơn.

Quán tưởng
Quán tưởng

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói về sự quán tưởng cõi Tịnh độ, Phật A-di-đà và hai Đại Bồ-tát Quán Âm, Thế Chí để tịnh hóa thân tâm mình và để sanh về Tịnh độ. Kinh nói ở phần kết thúc: “Kinh này tên là ‘Quán Cõi Nước Cực Lạc Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ-tát, Đại Thế Chí Bồ-tát’ cũng tên là ‘Tịnh trừ nghiệp chướng, sanh ở trước Phật’”.

Khổ đau lớn nhất đời người là gì?
Khổ đau lớn nhất đời người là gì?

Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi "Khổ đau lớn nhất đời người là gì chưa?" Liệu đó có phải là khi ta mất đi một người thân yêu trong gia đình hay là khi ta sắp lìa khỏi cuộc sống?

Ba thân và mũ giáp
Ba thân và mũ giáp

Mũ giáp gồm trong nó cả ba thân. Bồ-tát mặc mũ giáp là mặc cả ba thân của Đại thừa: Pháp thân, Báo thân, và Hóa thân.

Nền tảng của niệm Phật
Nền tảng của niệm Phật

Người muốn sanh về Tịnh độ Tây phương thì niệm Phật, người không có nguyện sanh về nhưng muốn tiến xa trên con đường Phật đạo cũng niệm Phật.

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hóa giải hận thù
Lời Phật dạy sâu sắc về việc hóa giải hận thù

“Nhân vô thập toàn” là câu nói để nói về bản tính của con người. Bên trong mỗi một người đều chất chứa ít hay nhiều sự ghen ghét, đố kỵ, kiêu căng hoặc thậm chí là hận thù. Đó như liều thuốc độc tàn phá con người về thể chất lẫn tinh thần.

Tỉnh giác về cái chết
Tỉnh giác về cái chết

Mọi người cần phải tỉnh giác về cái chết, đó là việc suy ngẫm rằng mình sẽ không sống lâu trên cõi đời này. Nếu không có ý thức về sự chết, người ta sẽ không biết lợi dụng kiếp người đặc biệt này mà mình đang có được. “Nhất thất nhơn thân, vạn kiếp bất phục”, có nghĩa là một khi thân này mất rồi thì vạn kiếp khó mà có lại được. Nên kiếp làm người này là có ý nghĩa vì do sống trong đời này con người có thể thành tựu được kết quả quan trọng mà mình mong muốn.

Thấy biết như thật
Thấy biết như thật

Vì chỉ khi trí tuệ được chứng đắc, chánh quán được thành tựu, sự thấy biết như thật được phát huy, nghĩa là sự thật vô thường, khổ, vô ngã của hết thảy sự vật và hiện tượng được phô bày, thì con người mới sinh tâm nhàm chán (đối với khổ đau của tự thân và của thế giới do tự thân nhận thức), mới dứt bỏ lòng tham, mới thoát ly hoàn toàn khổ đau sinh tử luân hồi.

Gần đèn thì sáng
Gần đèn thì sáng

Cư sĩ Citta đã đạt được mắt sáng tuệ giác và đã giúp cho bạn cũ của mình, du sĩ lõa thể Kassapa, hiểu ra Phật là người đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho những ai có mắt có thể thấy sắc. Citta đã khiến cho Kassapa rời xa bóng tối, đến gần ánh sáng; đã giới thiệu cho bạn mình xuất gia theo giáo pháp của Phật, nhờ đó Tôn giả Kassapa đắc quả giải thoát, trở thành một bậc A-la-hán, hoàn thành mục đích chân chính của một người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Nghiệp và nghiệp quả
Nghiệp và nghiệp quả

Hầu hết các tác phẩm bàn về học thuyết nghiệp của Phật giáo đều nhấn mạnh vào tính hợp quy luật đến mức nghiêm ngặt trong việc chi phối các hành động mang nghiệp, khẳng định một sự tương ứng chặt chẽ giữa hành vi của con người với những hậu quả của các hành vi đó.

Tâm sân hận tạo nên bi kịch cuộc đời
Tâm sân hận tạo nên bi kịch cuộc đời

Đức Phật đã nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”. Lửa sân hận nhen nhúm rất đơn giản, tưởng chừng không có gì nguy hại nhưng thiêu đốt tất cả công đức đã gieo trồng, những việc làm từ thiện, dấn thân trong cuộc đời.

Chuyển hoá cuộc đời
Chuyển hoá cuộc đời

Đại sư Gampopa (1079-1153) nói trong Mười điều có thể lầm lẫn: “Dục vọng có thể được lầm là đức tin. Ái luyến có thể được lầm là từ bi. Chỉ một kinh nghiệm thoáng thấy Thực tại có thể được lầm là chứng ngộ. Người lừa dối có thể được lầm là người đức hạnh. Những hành động được thực hiện vì cái tôi có thể được lầm là vì lợi ích cho những người khác...”.

Những kiến thức cơ bản về Luân hồi trong đạo Phật
Những kiến thức cơ bản về Luân hồi trong đạo Phật

HT Thích Thanh Từ từng nói: Muốn biết có luân hồi hay không, chúng ta cứ nghiệm trong tâm niệm của mình sẽ rõ. Cha mẹ sanh thân được mà không thể sanh tâm niệm của con. Tâm niệm đó từ đâu ra? Từ sự tích lũy của đời trước.

Bất kỳ bạn ở đâu, giác ngộ ở đó
Bất kỳ bạn ở đâu, giác ngộ ở đó

Đây là bài giảng pháp của Thiền sư người Nhật Shunryu Suzuki (1904-1971) tại thiền đường Tassajara đã lâu rồi, nay được đăng lại trên tạp chí Phật giáo Lion‘s Roar ngày 19/5/2017. Thiền sư là vị sáng lập Trung tâm Thiền tại San Francisco và Trung tâm Thiền Tassajara trên núi. Nhiều bài giảng pháp của thiền sư đã được tập hợp thành sách, trong đó có sách rất nổi tiếng Zen Mind, Beginner’s Mind.

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm