
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt. Nhờ đọc kinh, chúng ta mới biết có ngạ quỷ ở xung quanh, cộng cư với loài người những nơi như nhà hoang, đồng trống, gốc cây, gò mối, giếng cạn…

Phật tử qui y Phật đã lâu hay mới qui y thọ giới đều phải nắm vững đường lối tu hành mà Phật đã dạy. Gần đây có nhiều Phật tử tuy đã đi chùa lạy Phật, nhưng đường lối tu hành chưa nắm vững, nên càng đi chùa càng mê tín, đó là cái lỗi mà tất cả chúng ta phải biết.

“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật hiệu phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất, xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, phim ảnh, truyền hình, mạng internet, đặc biệt là trong đi lễ đầu năm. Vậy vào đình, đền, miếu, phủ lễ bái thánh, thần, hay ở nhà lễ tổ tiên khấn 'Nam Mô A Di Đà Phật' có đúng?

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai, xuân về dâng cho đời bông hoa xinh đẹp. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả trong quá trình xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.

Hầu như mọi người chúng ta đều có tâm lý tin rằng xuân về là đồng nghĩa với an lạc, là rời xa khổ đau; đón xuân là đón an lạc, là xa lìa khổ đau. Gởi lòng tin vào mùa xuân cũng có nghĩa là mong ước có được một mùa xuân thanh thản an lạc, rời xa mọi phiền muộn khổ đau.

Trong khí xuân tưng bừng, con người cũng phấn khởi và hi vọng cho một năm mới tốt đẹp hơn. Từ bao thế kỷ nay,đi chùa lễ Phật, cầu an, cầu phước trong những ngày đầu năm đã trở thành một thông lệ không thể thiếu trong lễ Tết của Việt Nam.

Theo kinh điển Nam truyền cũng như Bắc truyền, Bồ tát Di-lặc hiện trú tại cõi trời Đâu-suất (Tusita), tầng trời thứ tư trong sáu tầng trời cõi Dục, đợi đủ nhân duyên sẽ giáng sanh xuống cõi Ta-bà hóa độ chúng sanh.

Tất cả hoa là mùa xuân bất tận, và mỗi một hoa cũng là mùa xuân bất tận, ngoài mọi đến đi, sanh diệt, cũng chỉ là xuân.

"Đời nhà Lương (thế kỷ thứ VI Tây lịch), có Hòa thượng Bố Đại (bao vải, bao bố), thân hình mập mạp, trán vồ, bụng tròn. Đi đâu cũng quảy một cái bao bố treo trên cây gậy thiền, gặp gì xin nấy, đều bỏ vào bao bố, bất kể còn tốt hay hư thối. Người đương thời gọi Sư là Hòa thượng Bố Đại Trường Đinh Tử”.

Đức Phật là bậc thức tỉnh (Buddho) giữa thế gian, thức tỉnh về sự thật khổ đau và lẽ sống đi ra khỏi khổ đau nhân sinh. Giữa lúc nhân loại còn mê say trong các huyễn cảnh trần thế thì Siddhattha đã tỉnh ra cơn mê sầu muộn thế gian.

Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật dạy: “Chư pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trú” (Các pháp xưa nay thường an trú tự tánh pháp ấy; thật tướng của thế gian là tướng thường trụ). Qua đó cho thấy, hiện tượng thì sinh diệt vô thường, có đến có đi, nhưng tự tánh là chân lý bất sanh bất diệt, không đến không đi.
.jpg)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gian này không bao giờ tồn tại độc lập, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành. Vì do nhân duyên hòa hợp nên vô thường, khổ và vô ngã. Những ai rõ biết tất cả các pháp là vô tự tánh không phân biệt chấp trước, thì lúc nào cũng thong dong tự tại. Đức Phật dạy sự giải thoát ấy của vị này an trú vào chân đế, không bị dao động.

Mục đích của Thiền tông không gì khác hơn là nhận rõ và sống được với tâm chân thật nơi chính mình.

Phóng sinh, một việc làm tưởng đâu chỉ có tốt nhưng đằng sau bề mặt tốt ấy lại có biết bao hệ lụy mà rất có thể người phóng sinh chưa nghĩ tới. Trong bài viết nhỏ này xin được nêu ra một số hệ lụy theo cái nhìn riêng của người viết.

Kinh Pháp cú nói rằng: “Ai sống một trăm năm, không thấy pháp bất tử, tốt hơn sống một ngày, thấy được pháp bất tử". Thấy pháp bất tử tức là thấy ra con đường thoát ly khổ đau sinh tử luân hồi, khởi lòng tin và thanh thản bước đi trên đó, dầu chỉ một ngày thôi vẫn lợi ích hơn cả một kiếp người bôn ba.

Ích kỷ ngăn cản chúng ta hướng tâm tới mọi người, tất nhiên ai cũng ít nhiều còn bị ảnh hưởng như thế. Để có hạnh phúc, chúng ta cần một nội tâm an bình và trạng thái thái cần phải được nuôi dưỡng bằng từ bi tâm.