Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

Phật giáo phát triển

Đạo Phật tiếp cận với đời sống
Đạo Phật tiếp cận với đời sống

Mục đích của đạo Phật là giải thoát khỏi vô minh để sống hạnh phúc và tạo hạnh phúc cho mọi chúng sanh khác.

Nhận rõ chính mình
Nhận rõ chính mình

Đạo Phật được mệnh danh là đạo trí tuệ, nghĩa là con đường hay lối sống sáng suốt, có khả năng giúp cho con người ra khỏi mê lầm khổ đau, đạt đến giác ngộ an lạc. Con đường ấy nhấn mạnh rằng việc con người sinh ra trên cõi đời là một sự kiện phiền toái khổ đau; do vậy, con người không nên vọng tâm nghĩ tưởng mê lầm (phi như lý tác ý) khiến khổ đau tiếp tục phát sinh, mà nên tập trung suy tư chín chắn (như lý tác ý) để ra khỏi mê lầm khổ đau.

Nghiệp ai nấy mang, duyên ai nấy nhận
Nghiệp ai nấy mang, duyên ai nấy nhận

Nếu chúng ta hiểu rõ nghiệp luật, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy sống một cuộc đời lương thiện quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Đợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn.

Phật dạy 20 câu thiền ngữ giúp cuộc sống an nhiên, vui vẻ
Phật dạy 20 câu thiền ngữ giúp cuộc sống an nhiên, vui vẻ

Phật dạy mọi đau khổ hay sung sướng của con người suy cho cùng đều tại tâm. Vì vậy để có cuộc sống an nhiên, con người phải cải biến tâm tính, biết buông bỏ những sân si.

Sự liên hệ giữa thế giới này và Tịnh độ Tây phương
Sự liên hệ giữa thế giới này và Tịnh độ Tây phương

Kinh điển xác định thế giới này ở trong Dục giới, cõi người nằm giữa ba cõi thấp địa ngục, quỷ đói, súc sanh và các cõi trời Dục giới. Kinh điển cũng nói đây là đời ác năm trược.

Niệm Phật
Niệm Phật

Niệm Phật là gì? Chữ Nam-mô có nghĩa làquy y, quy mạng, và ở mức độ cao,có nghĩa là hợp nhất. Niệm Phật, nói theo từ của luận Đại thừa Khởi tín, là Thủy giác tiếp xúc và hòa lẫn với Bản giác. Thủy giác, là cái tỉnh giác, cái giác của người tu, tiếp xúc và hòa lẫn với Bản giác, cái giác vốn đã viên thành của Phật A-di-đà, và nói chung, của tất cả chư Phật.

Thoát ly khổ ách
Thoát ly khổ ách

Con người được xem là kẻ mang gánh nặng khổ đau, bởi đã sinh ra ở đời thì ai cũng phải chịu cảnh già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, phát sinh do tính chất thay đổi, biến hoại, bất an của sự kiện hiện hữu.

Sống một mình
Sống một mình

"Sống một mình” (Eko vupakattho viharati) hay còn gọi là “sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời”(anissito ca viharati na ca kinci loke upàdiyati) là nếp sống giác ngộ của chư Phật và chư vị Thánh giả đã đoạn tận các lậu hoặc tham-sân-si.

Tuổi trẻ với hạnh nhẫn nhục
Tuổi trẻ với hạnh nhẫn nhục

Nhẫn nhục không có nghĩa là ươn hèn khiếp nhược, khom lưng cúi đầu trước mọi hành động bạo tàn của người mà là kiên gan bền chí nhịn chịu mọi sự mạ nhục, sự khó khổ, sự khen ngợi cũng như sự thắng thế, để hoàn toàn làm chủ lấy mình, để sau rồi xây dựng lại họ.

10 lời Phật dạy sâu sắc giúp thay đổi cuộc đời bạn
10 lời Phật dạy sâu sắc giúp thay đổi cuộc đời bạn

Trong nhịp sống hối hả, tấp nập, bon chen hiện nay khiến chúng ta khá mỏi mệt. Sự thảnh thơi, an lạc, bình yên là điều mà con người hiện đại đang tìm kiếm. Vậy thì bạn hãy tìm đến những triết lý sâu sắc của Phật giáo để có được những giây phút thư thái, an lạc.

Hiểu đúng
Hiểu đúng "chữ khổ" trong Phật giáo

Mấy năm trở lại đây, số lượng các bạn trẻ và những người trí thức đến với Phật giáo ngày càng nhiều.

Một câu chuyện về sức mạnh của lòng từ
Một câu chuyện về sức mạnh của lòng từ

Khi đức vua và quân lính đến bắt Angulimala, họ thấy người ấy đang ở trong Tịnh xá của Đức Phật. Biết rằng Angulimala đã từ bỏ ác đạo của mình và trở thành một vị tỳ kheo, vua và quần thần đều đồng ý để yên vị này. Suốt thời gian Angulimala nhiệt tâm thực hành thiền định.

Sám hối như thế nào là đúng?
Sám hối như thế nào là đúng?

Đức Phật dạy“ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác.

Như lý duyên khởi
Như lý duyên khởi

Như lý khởi tư duy hay còn gọi là như lý tác ý (yoniso manasikàra) có nghĩa là chú tâm quán sát, suy tư chân chánh, khởi nghĩ hợp với Thánh đạo, tâm đặt đúng hướng, có khả năng đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, đưa đến đoạn tận khổ đau. Đó là phương pháp thực tập có công năng khiến cho bất thiện pháp giảm thiểu, đi đến tiêu trừ; các thiện pháp sinh khởi, đi đến tăng trưởng.

Công đức của việc trì kinh
Công đức của việc trì kinh

Việc tụng kinh, niệm Phật, hành thiền, lễ bái, cầu nguyện, nhiễu tháp, hành hương chiêm bái Phật tích, góp tịnh tài in kinh ấn tống cúng dường, khuyên người khác đi chùa lễ Phật và giảng nói cho họ nghe về những tinh túy của Phật pháp ... chính đây là những người làm việc lớn, có thể gánh vác được việc trọng đại của chư Phật trong ba đời để thành được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Giáo lý Năm uẩn
Giáo lý Năm uẩn

Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là “aggregates”. Trước thời Phật, thuật ngữ khandha có ý nghĩa hết sức bình thường, đó là một đống, một bó, một cụm, một khối, một đống thô trọng, có vẻ rắn chắc bên ngoài, được phân thành năm “nhóm” (rāśi, tụ, đống, hay bó, một thứ kết tụ các mảnh vụn cộng thêm danh hiệu, một khối được hình thành từ năm phần tử khác biệt nhau.

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm