Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Khẩu nghiệp gây tổn thương người khác là một trong những nghiệp nặng nề nhất

Đạo Phật có những câu nói hay về cách đối nhân xử thế, những bài học về làm người. Vậy, nếu các bạn mong muốn tìm hiểu đạo Phật nên đọc và suy ngẫm, sẽ giúp tâm thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống. Dưới đây là lời Đức Phật dạy về không làm tổn thương người khác.
Mục lục

Gây tổn thương cho người khác là đê tiện

Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện;

Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn;

Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện; Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn

Dưới đây là câu chuyện về lời Phật dạy đừng bao giờ ác khẩu làm tổn thương người khác:

Ngày trước ở thành phố Shravasti có một người giàu có rất tôn thờ Phật giáo tên là Shizhi. Một hôm, ông ta chuẩn bị thật nhiều món ăn ngon, thành kính cúng bái đức Phật và các tăng nhân. Sau khi nhận lễ, đức Phật dẫn dắt chúng tăng quay trở về tịnh xá.

Đi được nửa đường, khi Phật và chúng tăng dừng chân nghỉ ngơi dưới một tán cây to ven hồ, bỗng một con khỉ từ trên cây nhảy xuống, xin mượn chiếc bát trong tay Phật. Sau khi đón nhận chiếc bát từ Phật rồi nhanh chóng rời đi, chỉ một chốc đã thấy nó quay lại. Nó cung kính dâng chiếc bát chứa đầy mật ong lên cho Phật. Phật nhận bát mật ong, chia đều cho các tăng nhân để khỉ có thể nhận được càng nhiều phúc báo hơn. Khỉ ta thấy vậy, thích thú nhảy múa xung quanh.

Một thời gian sau, khỉ chết được chuyển kiếp thành người, sinh ra trong gia đình Shizhi. Khi đứa trẻ này được sinh ra, mọi bát đĩa nồi niêu trong nhà đều đựng đầy mật ong. Vợ Shizhi lấy làm lạ, bèn đặt tên cho đứa trẻ là Mật Thăng.

Thời gian thấm thoắt trôi đi, chẳng mấy chốc Mật Thăng đã trưởng thành. Anh chán ghét hồng trần thế tục nên xin cha mẹ cho phép anh xuất gia. Cha mẹ anh đều rất vui mừng và đồng ý với quyết định của anh. Sau khi được cha mẹ cho phép, Mật Thăng đã đến tịnh xá quy y cửa Phật. Do thiện duyên từ kiếp trước, anh rất nhanh đã tu thành chính quả.

Con khỉ cúng mật ong cho đức Phật

Một lần, trên đường ra ngoài đi hoá duyên cùng các Hoà thượng khác, mọi người khi đó đều cảm thấy khát khô cổ họng, ai cũng muốn có một cốc đồ uống. Lúc này Hoà thượng Mật Thăng liền tung chiếc bát không của mình lên trời, khi hai tay giơ ra đón lại, chiếc bát đã chứa đầy nước mật tươi ngon, Mật Thăng liền đưa cho các hoà thượng khác để giải khát. Khi trở về tịnh xá, một Hoà thượng đã nói với Phật: “Trước kia Mật Thăng đã tu được phúc gì? Tại sao mọi lúc mọi chỗ đều có thể dễ dàng cầu xin được mật ong?”

Phật đáp: “Các ngươi có nhớ cách đây rất lâu, có một con khỉ đã mượn chiếc bát đi lấy đầy mật để dâng lên Phật và chúng tăng hay không? Vì thiện tâm đó, nên khi chết nó đã được chuyển kiếp làm người, và vì người đó thành tâm, tiến cúng nước mật, nên bây giờ bất cứ lúc nào cũng có thể có được mật.” Nghe Phật nói xong, chúng tăng lại hỏi: “Thưa Phật, vậy kiếp trước của Mật Thăng vì lí do gì lại bị đày làm khỉ ạ?”

Mật Thăng bị đày thành kiếp khỉ, là việc của 500 năm trước, đó là khi Phật Ca Diệp Như Lai còn tại thế. Khi đó có một vị hoà thượng trẻ tuổi, tình cờ trông thấy một hoà thượng khác nhảy qua một con suối nhỏ, liền cười nói trông bộ dạng hoà thượng kia cứ như con khỉ, do đó đã phạm vào tội ác khẩu và bị đày làm kiếp khỉ.

Lúc này có rất nhiều đệ tử đều vây quanh Phật, Phật nhìn một lượt các hoà thượng, chậm rãi nói: “Mật Thăng bị đày thành kiếp khỉ, là việc của 500 năm trước, đó là khi Phật Ca Diệp Như Lai còn tại thế. Khi đó có một vị hoà thượng trẻ tuổi, tình cờ trông thấy một hoà thượng khác nhảy qua một con suối nhỏ, liền cười nói trông bộ dạng hoà thượng kia cứ như con khỉ, do đó đã phạm vào tội ác khẩu và bị đày làm kiếp khỉ. Sau đó hoà thượng đó đã nhận ra tội lỗi của mình, đã sám hối với vị hoà thượng kia để không bị đày xuống địa ngục chịu tội. Cũng vì cái kết duyên đó, con khỉ mới có thể gặp được Phật, kiếp này mới nhanh chóng thành chính quả như vậy.”

Nghe Phật nói xong, chư vị hoà thượng đều đã hiểu ra: Chỉ một câu nói ác khẩu, cũng có thể gây nên nghiệp chướng quả báo sau này. Rất nhiều người khi dùng lời lẽ không hay làm tổn thương người khác đều biện lý do là vì ngay thẳng: “Tôi rất thẳng thắn, có sao nói vậy”.

Vấn đề này rất nghiêm trọng, thế giới này vốn không hoàn mỹ, nếu có thể có sao nói vậy, thì kể từ giờ đến sau này, liệu có thể lấy cái thẳng thắn để lôi khuyết điểm của từng người ra mà mắng một trận hay không?

Chính vì thế, khi nói đến thiếu sót của người khác thì phải cẩn thận, nếu không cần thiết thì tốt nhất đừng tuỳ tiện nói ra. Nói đùa và ác khẩu, sớm muộn cũng sẽ nhận được quả báo.

Lời Phật dạy đừng nên ác khẩu không mang nghiệp vào thân

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun.

Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là là điều không hay. Lẽ dĩ nhiên không phải lời thị phi nào cũng dễ bỏ ngoài tai. Có những lời sỉ nhục nhân cách, tác động không chỉ tới riêng ta mà còn tạo làn sóng dư luận đến tâm lý những người quanh ta, họ có thể từ chỗ lời thị phi mà nhìn nhận không đúng về ta.

Cứ bình tĩnh. Bởi lẽ, những lời thị phi sẽ chỉ ảnh hưởng được những ai hời hợt qua loa đánh giá vấn đề từ cửa miệng; những người sâu sắc, thâm trầm, có tri thức thì biết nhìn sâu nhìn rộng và chỉ có nhận xét khi đã thẩm định kĩ càng. Thế nên, nếu ta đúng thì hãy giữ vững sự kiên định của tâm thức, bởi chẳng khó khăn gì khi ta vượt qua những lời ong tiếng ve không sự thật, căn cứ.

Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Theo phatgiao.org.vn

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm