Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Chân lý qua nghĩa duyên sinh mùa xuân

Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật dạy: “Chư pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trú” (Các pháp xưa nay thường an trú tự tánh pháp ấy; thật tướng của thế gian là tướng thường trụ). Qua đó cho thấy, hiện tượng thì sinh diệt vô thường, có đến có đi, nhưng tự tánh là chân lý bất sanh bất diệt, không đến không đi.
Mục lục


Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật dạy: “Chpháp trpháp v, thế gian tướng thường trú” (Các pháp xưa nay thường an trú tự tánh pháp ấy; thật tướng của thế gian là tướng thường trụ). Qua đó cho thấy, hiện tượng thì sinh diệt vô thường, có đến có đi, nhưng tự tánh là chân lý bất sanh bất diệt, không đến không đi. Do đó, nhìn trên mặt hiện tượng dường như không có, nhưng thật có tự tánh chân lý, và chỉ xuất hiện khi đầy đủ, nhân duyên hay duyên sanh thì chân lý mới xuất hiện. Mà mùa xuân là nhân duyên sanh ra các pháp, cùng làm hiển lộ chân lý của chúng sanh sẵn có trong mỗi con người.

Qua đó, Linh Ẩn Đại sư nói: “Trót buổi tìm xuân, chẳng thấy xuân. Chân đi dẫm nát rặng mây ngàn. Về nhà chợt thấy hoa đào nở. Xuân ở đầu cây đã thập phần”. Theo Thiền luận của Thiền sư Suzuki, ngài Linh Vân trình bày như sau: “Ba mươi nm qua tìm kiếm khách, Bao hồi lá rng với cành tr. Một lần từ thấy hoa đào đó, Cho đến ngày nay hết cngờ(Tam thập dư niên tầm kiếm khách, Kỷ hồi lạc diệp kỷ trừu chi. Tư tùng nhật kiến đào hoa hậu, Trực chí như kim bất cánh nghi). Theo Ni trưởng Như Đức, Tu viện Viên Chiếu, Long Thành, Đồng Nai, Ni sư Mai Hoa Ni đời Đường nói như sau: “Trót buổi tìm xuân chẳng thấy xuân. Giày gai đạp nát đỉnh mây cao. Trở về cười ngát hương mai rộ. Xuân ở đầu cây rõ biết bao” (Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân. Mang hài đạp biến lãnh đầu vân. Qui lai tiếu niễn mai hoa xứ. Xuân tại chi đầu mãn thập phần).

Như vậy, dù chưa thấy mùa xuân qua hiện tượng, nhưng tánh thấy lúc nào cũng có sẵn. Khi thấy hoa đào thì tánh thấy hoa đào không phải tánh thấy nào khác. Qua đó, thấy hoa đào, biết mùa xuân đến và đầy đủ khắp hư không, trong lòng mình không đâu khác. Vậy tánh thấy là chân lý, do mùa xuân hoa đào làm cho hiển lộ cụ thể, tác dụng cụ thể. Như trong kinh Lng nghiêm Đức Phật dạy: “Nầy A-nan, khi nhắm mắt không thấy sự vật, nhng vẫn thấy bóng tối trước mắt, nhvậy thấy sự vật và thấy bóng tối là nhnhau, đều là tánh thấy từ chân tâm hiển lộ.

Mặt khác, khi Thiền sư Lão Ông nói: “Các pháp tự xa nay, thường là tướng tch diệt. Xuân đến trm hoa nở. Hoàng oanh hót trên cây” (Chư pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng. Xuân đáo bách hoa khai. Hoàng oanh đề liễu thượng). Qua đó, nhân duyên hội đủ thì các pháp sanh, tự tướng xuất hiện. Hoa nở khi xuân đến. Chim hót trên cành cây. Tánh thấy, tánh nghe từ chân tâm hiển lộ một cách rõ ràng và chứng minh lúc có cảnh hay không có cảnh thì tánh thấy, tánh nghe vẫn hằng hữu trong tâm chúng sanh.

Cũng trong tinh thần và ý nghĩa ấy, Thiền sư Trần Nhân Tông nói: “Tiếng quyên từng chập vầng trng sáng, đâu phi tầm thường qua một xuân” (Đỗ quyên đề đoạn, nguyệt như trú, bất thị tầm thường không quá xuân). Do đó, cứ mùa xuân chân lý đến, là phải làm sao cho chân lý biểu thị của mùa xuân qua tánh thấy, tánh nghe càng hiển lộ và có tác dụng rõ ràng, sâu hơn và cứu cánh hơn kỳ đạt cho được mục đích tối hậu là chân lý Phật tâm, Phật tánh của chính mình, hay chứng được tánh thấy, tánh nghe sẵn có xuất phát từ chân tâm thanh tịnh của mỗi người, không tìm cầu đâu xa, tìm bên ngoài là không đúng và không bao giờ đạt được chân lý cứu cánh. Như Thiền sư Trần Nhân Tông nói: “Tìm cầu Phật bên ngoài là không bao giờ có được” (Hướng ngoại mích cầu chung vô khả đắc).

Chân lý sẵn có là như thế, nhưng phải do Nhân duyên, Chân như, Phật tánh, Bồ-đề, Niết-bàn mới xuất hiện. Như Tuệ Trung Thượng sĩ nói: “Một mai bng tuyết tiêu tan. Trm hoa nhcxuân đài đẹp tươi. Trời trong, bướm lượn, hoa cười. Pháp thân hiển hiện, sáng ngời muôn phương” (Tự đắc nhất triêu phong giải đống. Bách hoa y cựu lệ xuân đài). Quả thật, pháp thân sẵn có, chân lý mùa xuân có sẵn, nhưng phải hết mây mù, băng tuyết tiêu tan, trời quang mây tạnh, thì bầu trời mùa xuân đẹp như xưa mới xuất hiện. Cũng vậy phiền não, vô minh hết thì Pháp thân, Bồ-đề, Niết-bàn trong tự tâm của chúng sanh sẽ xuất hiện đẹp đẽ như xưa, nghĩa là đẹp từ vô thủy đến nay. Quả thật, như Xuyên Công Thiền sư nói: “Gió cuốn mây đen về biển c, Một vầng trng sáng giữa trời không” (Vô hạn dã vân phong quyển tận, nhất luân minh nguyệt chiếu thiên không).
 


Nói khác đi, như Viên Chiếu Thiền sư cũng xác định:

“Cây khô xuân đến Hoa nở rộ. Gió thong ngàn xa, mi ngát hương” (Khô mộc phùng xuân hoa cạnh phát. Phong xuy thiên lý phốc tỷ hương). Đúng vậy, khi chưa đủ duyên, hay mùa xuân chưa đến, thì cây khô vẫn là cây khô, nhưng hàm tàng pháp tánh hẵng hữu. Chân lý có sẵn, nhưng chưa đủ duyên thì không hiện. Khi đủ duyên thì chân lý xuất hiện. Như hoa nở khi mùa xuân đến, hoa ngát hương trời, bay khắp muôn phương và thơm nực nồng lỗ mũi.

Hơn nữa, mùa xuân chân lý hằng hữu còn biểu thị một cách rõ ràng, cụ thể qua câu nói của Thiền sư Chân Không: “Xuân đến, xuân đi, ngờ xuân hết. Hoa nở, hoa tàn chlà xuân” (Xuân khứ, xuân lai, nghi xuân tận. Hoa khai, hoa lạc chỉ thị xuân). Qua đó, chứng minh mùa xuân chân lý là bất sanh bất diệt, không tùy thuộc vào hiện tượng vô thường của các pháp, vẫn hằng hữu trong vũ trụ vô biên và trong lòng chúng sanh vô tận, vô biên. Như Đức Khổng Tử nói: “Tứ qutrường xuân lc thhòa” là như thế.

Đồng quan điểm, Mãn Giác Thiền sư cũng xác định:

“Chớ bo xuân tàn hoa rng hết, Đêm qua sân trước một cành mai” (Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai). Qua đó, chỉ ra rằng, xuân chân lý vẫn hằng hữu bất sanh, bất diệt trong vũ trụ, trong tâm tánh của mỗi chúng sanh từ vô thủy đến nay và mãi mãi về sau.

Qua đó, chúng sinh bị vô minh phiền não che mờ tâm tánh nên bị sanh tử luân hồi vô lượng kiếp, nhưng Chân như, Phật tánh, Bồ-đề, Niết-bàn vẫn còn nguyên vẹn từ vôthủyđếnnay,dùchânlýấycóẩnđichưahiểnlộmột cách hoàn toàn nhưng vẫn còn hiện hữu trong tâm tánh chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay. Do đó, phải tin tưởng và trực nhận thì Chân lý hiện tiền. Như Duy Tín Đại sư nói: “Chân nhvắng lặng thường hiện hữu. Tự có ruộng mầu li vng cầu. Giác tánh cha từng lìa vng hữu. Hoa nở hoa tàn chi gió xuân” (Chơn như trạm tịch duy thường tại. Tự hữu lương điền vọng sở mông. Giác tánh hà tằng ly vọng hữu. Hoa khai hoa lạc tự xuân phong).

Tóm lại, Chân lý là có sẵn, đó là Phật tánh, Chân như, Bồ-đề, Niết-bàn, cũng như tánh thấy, tánh nghe... có sẵn tại Chơn tâm, Tự tánh của chúng sanh, khi đủ duyên thì chúng khởi tác dụng cụ thể. Do đó, dù có cảnh hay không, điều kiện hiện tượng hay không, thì chúng vẫn có, thường hay theo tâm tánh chúng ta. Nếu chúng ta biết trực nhân thì chân lý hiện tiền. Như Linh Ẩn Đại sư nói: “Về nhà chợt thấy hoa đào nở. Xuân ở đầu cây đã thập phần”. Xuân ở tự tâm cũng thế. Quả thật, “Xuân về hoa nở trên đất Tâm. Trng sáng nm xa thn Rằm. Vườn hoa đạo lhương ngào ngt. Mãi mãi ngàn sau vẫn ngát hương”
 


Theo Văn hoá Phật giáo số 313-314 ngày 15-1-2019

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm