Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Không tạo tác

Tất cả các pháp đều bình đẳng với Thật tế, đều là Chân như, đều là Pháp thân, đồng với Pháp giới: Tấm gương sáng trưng có mọi bóng phản chiếu nhưng chưa từng có một hạt bụi, chưa từng có một niệm phân biệt, và nếu đã có nhưng như huyễn như mộng thì cũng chưa từng làm nhiễm ô tấm gương.
Mục lục


Ở đoạn cuối kinh Pháp hội Vn-thù-s-lợi Phổ môn, Ma vương Ba-tuần bạch Đức Phật rằng nếu kinh này được lưu truyền ở đời thì “thế giới tôi phi trống rỗng” và: “Mong NhLai thương xót chẳng hộ niệm kinh này cho tôi được an ổn hết lo khổ.

Đức Thế Tôn bảo Ba-tuần rằng: “Chớ mang lòng lo khổ. Ni pháp môn này ta chẳng gia hộ. Các chúng sanh cng chẳng Niết-bàn”.

Kinh thuật lại: “Thiên ma Ba-tuần nghe lời này vui mừng liền ẩn mất”.

Tại sao Đức Phật chẳng hộ niệm, gia hộ kinh này? Vì kinh này chỉ dạy về tánh Không mà tánh Không thì chẳng thể hoại diệt nên Đức Phật khỏi cần phải hộ niệm, gia hộ.

Theo chữ dùng của Kim Cương thừa, tánh Không là kim cương với bảy phẩm tính của kim cương: không thể bị tổn thương, không thể bị hư hoại, thật, không thể hư hỏng, kiên cố, không thể bị che chướng, không có cái gì có thể chiến thắng. Với bảy phẩm tính kim cương ấy, tánh Không không thể bị làm hao mòn, hư hoại nên không cần phải gia hộ.

Tánh Không, theo kinh này là “nhhkhông, thanh tnh, vô nhiễm, bất khả đắc, nhhkhông không thể nắm lấy để giữ yên một chỗ, không bao giờ tng gim, không gốc rễ trxứ...”. Thế thì tánh Không không cần phải gia hộ, giữ gìn, chẳng thể thêm bớt, chẳng thể làm ra (“vô tác, vô sanh”). Hành giả chỉ có thể “quán, quan sát, biết rõ” để thấy được tánh Không và an trụ trong đó.

Trong tánh Không là thật tánh, là nền tảng của tất cả các Pháp, vốn không có các cõi và chúng sanh của các cõi ấy, cho nên“các chúng sanh cng chẳng Niết-bàn”. Tánh Không thanh tịnh đến độ chưa từng có sanh tử và chúng sanh trong đó:

Pháp tánh vốn vô nhiễm
Thanh t
nh nhhkhông
Tìm c
ầu khắp mười phương
Tánh nó b
ất khả đắc.

(Tham tướng tam-muội)

Thấy được tánh Không và an trụ trong đó, hay an trụ trong tam-muội ấy, là tất cả con đường Phật giáo. Tánh Không ấy chẳng hề mất, chẳng hề dơ sạch, chẳng hề sanh diệt, chẳng hề tăng giảm. Cửa vào tánh Không là cửa vào giải thoát. Cả hệ Nam truyền và Bắc truyền đều nói ba cửa giải thoát (tam giải thoát môn) là Không, Vô tướng, Vô tác.

Tại sao “các chúng sanh cũng chẳng Niết-bàn”? Vì như các bài kệ ở trước dạy quán chúng sanh trong tất cả các cõi đều có bản tánh là tánh Không. Các tướng sai khác nhau của chúng sanh chỉ là “danh tướng vô sở hữu, nhhuyễn nhmộng”, còn thật tướng của chúng sanh là tánh Không, “không tướng, không sai biệt”, “thanh tnh nhhkhông”, “tướng ấy vốn tch tnh”...

Chúng sanh xưa nay vốn là tánh Không và tánh Không cũng là Niết-bàn, tánh Không cũng là bản tánh của chư Phật:

Nhngười lánh hkhông
Tr
n không thể thoát khi
Các pháp tánh t
ự lìa
Gi
ống nhlà Niết-bàn
Ch
Phật trong ba đời
Bi
ết tánh tham là Không
Ở trong cnh giới ấy
Ch
a từng lúc blìa.

(Tham tướng tam-muội)

Chúng sanh có bản tánh là tánh Không, Niết-bàn có bản tánh là tánh Không, chư Phật có bản tánh là tánh Không; cả ba đồng một bản tánh là tánh Không. Ở trong nền tảng tánh Không “bình đẳng”, đồng nhất ấy, thì thấy “các chúng sanh cũng chẳng Niết-bàn”.

Kinh nói tiếp:

“Ngài Vn-thù-s-lợi Bồ-tát tiến lên bch Phật rằng: NhLai hôm nay có mật gì mà bo Ba-tuần rằng Phật chẳng gia hộ pháp môn này?

Đức Phật nói: NàyVn-thù-s-lợi! Dùng không gia hộ để gia hộ pháp môn này thế nên Ta nói với Ba-tuần nhvậy. Bởi vì tất cpháp đều bình đẳng với thật tế, đều quy vào Chân nh, đồng với pháp giới, rời các ngôn thuyết, vì là tướng bất nhnên không có sự gia hộ.

Do lời thành thật không có hvng ca Ta nhvậy có thể làm cho kinh điển này rộng truyền ti Diêm-phù-đề.

Dy bo xong, Thế Tôn nói với ngài A-nan rằng: Này A-nan, kinh này tên là Phổ nhập Bất tnghPháp môn. Nếu ai thtrì được kinh này là thtrì bốn vn tám ngàn pháp môn, hai sự thtrì ấy đồng nhau không khác...”.

“Dùng không gia hộ để gia hộ pháp môn này”: pháp môn này là tánh Không, là Chân như, nên không cần có sự gia hộ. Không phải tu hành làm cho nó tăng thêm, không phải sự sám hối làm cho nó trắng sạch ra, không phải sự bố thí làm cho nó thêm rộng lượng, không phải tinh tấn thiền định làm cho nó thêm vững chắc... Bởi vì nó chưa từng có một hạt bụi của sanh tử, chưa từng bị nhiễm ô bởi những phân biệt của tâm, ý, ý thức; chưa từng có chúng sanh và các cõi khổ đau. Đây đích thực là Không, Vô tướng, Vô tác hay Vô nguyện.

“Không gia hộ” bởi vì tánh Không, pháp tánh, thật tế, Chân Như, Niết bàn, Phật tánh (những từ trong kinh này) không do ai làm ra, không do cái gì làm thành, không cái gì có thể chạm đến. Trút tất cả nhiễm ô của chúng sanh vào cũng không thể làm cho nó dơ, đổ tất cả nghiệp của chúng sanh vào cũng không thể làm cho nó nặng. Nó vốn thanh tịnh và tự đủ cho chính nó. Nó là cái vốn sẵn, nó là cái hiện tiền.

Nói theo pháp môn cao nhất của Phật giáo Ấn Tạng, nó là Đại Toàn Thiện, Đại Viên Mãn (Mahasandhi, Dzogchen), nó là khuôn mặt của Phật bổn nguyên Samantabhadra (Phổ Thiện, Phổ Hiền).

Tất cả các pháp đều bình đẳng với Thật tế, đều là Chân như, đều là Pháp thân, đồng với Pháp giới: Tấm gương sáng trưng có mọi bóng phản chiếu nhưng chưa từng có một hạt bụi, chưa từng có một niệm phân biệt, và nếu đã có nhưng như huyễn như mộng thì cũng chưa từng làm nhiễm ô tấm gương.

Tám vạn bốn ngàn pháp môn đều quy về Phổ nhập Bất tư nghị Pháp môn này, như tất cả mọi dòng sông đều chảy vào trong biển; tất cả trở thành Một Vị, một vị tánh Không, một vị Chân như, một vị Pháp thân, một vị Niết-bàn.
 


Theo Văn hoá Phật giáo số 327 ngày 15-08-2019
 

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm