Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

7 điều suy ngẫm từ Đạt Lai Lạt Ma có thể thay đổi cuộc đời của bạn

Những lời nói, chân lý sống của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 khiến nhiều người phải suy ngẫm và thay đổi cách nhìn nhận của mình về cuộc sống. Đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôn giáo chính là lòng tốt. Cùng khám phá 7 điều suy ngẫm của ông xem chúng sẽ làm thay đổi cuộc sống bạn như thế nào.
Mục lục

1. Khỏe, không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để xuống Nhẹ

Bí quyết để có được hạnh phúc của Đức Đại Lai Lạt Ma.

Thay vì theo đuổi những tình cảm tiêu cực, chúng ta nên cố gắng giảm thiểu sự lôi cuốn hướng về chúng, đặt chúng xuống chỗ khác và tập trung vào những điều tích cực, tốt đẹp hơn.
Chắc hẳn có nhiều người đã gặp phải những nỗi đau buồn trong quá khứ của họ, nếu những cảm xúc này bị dồn ép, chúng có thể tạo nên sự tác hại tâm lý lâu dài. Trong những trường hợp như vậy, nói theo cách nói của người Tây Tạng: “Khi vỏ sò khép kín, muốn làm sạch sẽ nó, cách tốt nhất là thổi vào nó”.

Do đó, cần tự mình kiềm chế chống trả lại những cảm xúc tai hại như sự tức giận, lòng tham luyến, và tính ganh ghét.

2. Kính, không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới

Bước đầu tiên để có được lòng từ bi là chúng ta nên thông cảm xót thương hoặc sống gần gũi với người khác. Chúng ta cũng phải thấu hiểu những hoàn cảnh khổ đau của họ. Càng sống gần gũi với một người nào đó dưới mình về tuổi tác và địa vị, chúng ta càng nhận thấy sự đau khổ không chịu đựng nỗi của kẻ ấy.

Sự gần gũi ở đây không phải là sự gần gũi về thể xác, cũng không phải là sự gần gũi về tình cảm. Ðó là ý thức trách nhiệm, sự quan tâm của chúng ta đến những người yếu thế hơn mình. Chúng ta phải nhận thức rằng sự gần gũi sẽ giúp cho tâm con người an lạc và hạnh phúc. Chúng ta cũng hiểu mọi người sẽ kính trọng và mến yêu chúng ta biết bao khi chúng ta đối xử tốt với họ.

3. Ðẹp, không phải là hút Người Vào, mà là giữ người Ở Lại

Tình bạn 27 năm của Bill Gates và Warren Buffett: “Đồng thanh tương ứng".

4. Xấu, không phải tại Gương Mặt, mà ở tại Cách Sống

Theo Phật giáo, đẹp trong cách sống có nghĩa là chúng ta nên cố gắng giữ gìn không làm mười điều ác nơi thân gồm có sát sanh hay trộm cắp; khẩu nghiệp ở miệng tức nói dối và nói lời đâm thọc cùng các việc làm ác phát xuất từ ý nghiệp như lòng tham, sự tức giận và hận thù.
Nếu bạn muốn người khác và bản thân mình được hạnh phúc, hãy học cách thấu hiểu. Chỉ khi bạn biết thông cảm và yêu thương người khác thì bạn mới có được sự bình yên và hạnh phúc mà bạn đang tìm kiếm.

 

Bạn muốn có hạnh phúc, hãy trao nó cho người khác.

5. Khéo, không phải tạo điều To, mà là làm điều Nhỏ

Chúng ta sẽ có được “những hiểu biết nhờ lắng nghe” mọi dấu hiệu nhỏ nhất, tiếng nói, cử chỉ của những người xung quanh ta trong cuộc sống. Nó cũng là nền tảng cần thiết cho sự phát triển tâm linh.
Sau đó, chúng ta nên triển khai những điều chúng ta đã học hỏi được đến một nhận thức sâu sắc hơn. Khi bạn nhận ra mình đã mắc lỗi, hãy ngay lập tức sửa sai. 

6. Hay, không phải là Ngạc Nhiên, mà là sự Thú Vị

Chú cá heo nhảy lên khỏi mặt nước “cõng” trên lưng một con bạch tuộc. Đây là một hình ảnh thú vị về cuộc sống

Khi chúng ta nhìn xung quanh mình, ngôi nhà chúng ta đang ở, con đường mà chúng ta đi, quần áo chúng ta mặc, thực phẩm mà chúng ta ăn, chúng ta phải hiểu rằng tất cả các thứ này đều do mọi người làm ra. Không phải tự nhiên sinh ra, mà do sản phẩm của trí tuệ con người dẫn đến những điều hay, thú vị cho các thứ này. Nếu ta chủ động tìm hiểu về nó, ta sẽ thấy thú vị, thay vì ngạc nhiên về nó.
Chúng ta cũng cần hiểu rằng, không có cái gì tồn tại cho chúng ta thụ hưởng và sử dụng mà không xuất phát từ lòng tốt của nhiều người vô danh đã giúp chúng ta. Khi chúng ta suy nghiệm theo cách này, lòng cảm mến của chúng ta đối với mọi người sẽ phát triển, sự thích thú, trân trọng với họ cũng tăng lên.

7. Buồn, không phải do Bên Ngoài, mà vì ẩn ở Bên Trong

Xin cảm ơn nỗi buồn.

Buồn là gì? Buồn là khi chúng ta đặt quá nhiều nỗi niềm trong lòng mà không có cách nào giãi bày. Buồn cũng là khi trong lòng xáo động mà không thể có một sự giao tiếp nào cùng tần số, cảm giác lạc lõng trong những đa đoan của chính mình.
Để giải quyết nỗi buồn, chúng ta cần nảy sinh Lòng Từ Bi, là điều mong ước mọi người khác không còn đau khổ. Nhờ thực hành tâm từ bi và nói lời cảm ơn mỗi ngày, chúng ta đạt đến sự giác ngộ. Lòng từ bi, biết ơn khích lệ chúng ta thực hành những việc làm đạo đức nhằm hướng đến quả vị thành Phật. Hãy luôn sống tử tế.

Nguồn: phatgiao.org.vn

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm