Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo bằng Chánh niệm giúp ngày ngày an vui

Triết lý hay mục đích sống là lý tưởng, giá trị cốt lõi của mỗi người, chính vì thế mà ngày nay, hầu hết trong chúng ta, ai cũng có khuynh hướng tìm về sự thật, một giải pháp cứu cánh, rốt ráo, an toàn vì ‘hòa bình bền vững’, xã hội trật tự và ngày ngày an lành ...
Mục lục

Triết lý hay mục đích sống là lý tưởng, giá trị cốt lõi của mỗi người, chính vì thế mà ngày nay, hầu hết trong chúng ta, ai cũng có khuynh hướng tìm về sự thật, một giải pháp cứu cánh, rốt ráo, an toàn vì ‘hòa bình bền vững’, xã hội trật tự và ngày ngày an lành ... Hòa chung trách nhiệm, bản hoài, thông điệp : ‘Chân lý chỉ có một’,[1] đồng nghĩa với ‘Sự lãnh đạo bằng chánh niệm’ qua cách tiếp cận của Phật giáo, mang vạn niềm vui đến với muôn loài. Thật vậy, Phật giáo với trọng trách mang ‘an vui lâu dài’, là nội dung cốt lõi của xã hội nhân loại, cũng là tiền đề cho một xã hội bền vững; trong đó mỗi cá thể cần củng cố, xây dựng nội tâm kiên cố dựa trên phương cách lãnh đạo bằng ‘chánh niệm’, để cùng nhìn lại, quán chiếu và cùng dẫn đến trách nhiệm sẻ chia  … 
Khi con người cùng chung trách nhiệm bổn phận với nhau, thì môn học về sự tự rèn, tự hiểu, ý thức … dành cho mỗi người, nhờ cách tiếp cận của Phật giáo, dựa trên nền tảng đạo đức Giới Định Tuệ (Ti-sikkhā) / Tam Vô Lậu Học, được con người quyết tâm khai thác, thực hiện. Bởi vì:
Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tậntrong khi Tương lai lại chưa đến’.[2] 
Một cá thể sẽ trở thành công dân tốt/ Phật tử tín thành/ bậc trượng phu/ người có trí… nếu vị đó có hiểu biết đúng, có tự chủ cao và biết phấn đấu làm điều thiện lành. Từ những việc đã bàn, vị này nhất định sẽ hết lòng cống hiến cho đời, cộng đồng, xã hội, nhân loại những giá trị, phúc lợi của sự tử tế (karuṇā), lòng cảm thông (samasukhadukkhatā) và tâm thiện chí (hitakāmatā) … Ngang qua sự đóng góp thiết thực của mình, bài viết có tựa đề: ‘Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo bằng chánh niệm giúp ngày ngày an vui’, với mong muốn tái tạo ‘hiện tại lạc trú’ (diṭṭhadhamma-hitasukha), nhờ khéo sống trong hiện tại:
Chỉ có pháp hiện tại 
Tuệ quán chính ở đây. 
Không động, không rung chuyển 
Biết vậy, nên tu tập’[3]
Đúng như: ‘Hiện tại là một sự thật, không có sự thật thứ hai,’ thời chúng ta cần khắc ghi trong tâm trí :
‘Evaṃ kho purisa jānāhi, pāpadhammā asaññatā.
Mā taṃ lobho adhamma ca, ciraṃ dukkhāya randhayuṃ’.
Vậy ngươi hãy nên biết – Không chế ngự là ác
Chớ để tham phi pháp – Làm ngươi đau khổ dài.         
(Dhp. 248)
Sự việc ở đời dù thế nào đi nữa, thì lời dạy của đức Phật muôn thuở vẫn không thay đổi, nghĩa là: ‘con người nên ‘chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác’. Con người cần trau dồi tâm trí, khi ý thức ‘quá khứ và vị lai - sống và chết’ … chỉ là sự tiếp nối của các chuỗi nhân duyên: chúng vừa là nhân cũng là quả của một giai đoạn (Paṭiccasamuppāda); vì thế chúng không phải một mà cũng chẳng phải khác (na ca so na ca añño). Điểm nhấn, quan trọng, căn bản, cốt lõi … nhắc nhở chúng ta: ‘hiện tại cần nên, tu tập, tuệ quán… dựa trên nền tảng đạo đức’.
Thế nên có bốn hạng người[4] ở đời minh chứng, xác thực cho dẫn chứng ‘Bồi công dưỡng đức’ vừa nêu:
Hạng 1: Ngay đời này (hiện tại), một người làm 10 ác nghiệp (akusala) về thân khẩu ý là do kiếp trước (quá khứ) đã quen làm các pháp ác, bất thiện; đến giờ phút chót cuộc đời, gần khi lâm chung vị này còn bị vô minh che phủ; tham đắm, ái nhiễm, chấp chặt quan điểm (micchādiṭṭhi) của mình. Có thể nói (tương lai) về sau, nhất định vị này cũng sẽ lập lại thói quen, vết đổ cuộc đời (akusala). Kết quả chính xác cho thấy, sau khi thân hoại mạng chung, người này phải bị đọa cõi dữ (duggati), ác thú, đọa xứ, địa ngục, chịu nhiều cảm giác đau đớn, thống khổ.
 
Hạng 2: Ngay tại đời này (hiện tại), một người làm 10 ác nghiệp (akusala) về thân khẩu ý, nhưng vì kiếp trước (quá khứ) đã trồng các pháp thiện; đến giờ phút chót gần lúc lâm chung, vị này tỏ ra hối hận, ăn năn, một lòng muốn quy hướng Tam Bảo (sammādiṭṭhi); lại phát nguyện đời đời nhất tâm nỗ lực, tinh cần, tinh tấn đi trên con đường thiện/ làm lành (kusala) lánh dữ ... Với nội tâm đã gột cấu uế,[5] chắc chắn (tương lai) về sau vị này chấm dứt, đoạn tuyệt điều ác. Kết quả cho thấy rõ ràng, sau khi thân hoại mạng chung, người này được sanh cõi lành (sugati)/ thiện thú: cõi người hoặc trời, thọ lãnh cảm giác an vui.
 
Hạng 3: Ngay tại đời này (hiện tại), một người không làm 10 ác nghiệp (kusala) về thân khẩu ý, do kiếp trước (quá khứ) đã trồng các pháp lành (kusala); đến giờ phút chót cuộc đời, gần lúc lâm chung vị này suy nghĩ những gì cần làm tốt cho đời, ta đã hoàn xong trách nhiệm (sammādiṭṭhi). Tâm vị này do đã thanh lọc, tẩy trừ các cấu uế, phiền não, lậu hoặc; lại một lòng quy hướng về Ba ngôi Báu, nhất định trong giây phút tương lai gần kề, vị này ‘sanh phùng trung quốc, trưởng ngộ minh sư’... Kết quả tròn đầy cho thấy, sau khi thân hoại mạng chung, người này được sanh cõi thiện (sugati)/ cõi lành: hoặc làm người hoặc sanh cõi trời, nhận lãnh cảm giác bình an, vắng lặng, tịch tịnh, mát mẻ.
 
Hạng 4: Ngay tại đời này (hiện tại), một người không tạo 10 ác nghiệp (kusala) về thân khẩu ý, nhưng trong kiếp trước (quá khứ) đã quen làm các pháp ác (akusala), bất thiện; đến giờ phút chót cuộc đời, lúc gần lâm chung, tập khí ác làm chủ; tâm ái nhiễm, ham thích những việc bất lương; chấp trì, nắm giữ các việc tạo tội (micchādiṭṭhi) của mình đã gây. Nhất định (tương lai) về sau, do tâm uế trược dẫn đầu, lôi kéo, phán quyết, sai xử, ra lệnh … , nên sau khi thân hoại mạng chung, người này phải bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, hứng chịu cảm giác hạ liệt, đau đớn, thống khổ (duggati).

Nói đơn giản/ vắn tắt như sau:
 
Loại người Quá khứ Hiện tại Vị lai Lâm chung Sanh vào
1
 
akusala
 
akusala
 
akusala
 
micchā
diṭṭhi
duggati  
 
2
 
kusala
 
akusala
 
kusala
 
sammā
diṭṭhi
sugati
 
3 kusala kusala kusala sammā sugati
        diṭṭhi  
4 akusala kusala akusala micchā duggati
        diṭṭhi  


Bản tóm tắt trên nhắn nhủ: Nếu con người thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức đúng (sammādiṭṭhi) về sự việc, con người có thể bị dẫn đến những nhận thức sai lầm (micchādiṭṭhi). Thế nên, cần lưu ý:
  • Nghiệp là hành động có cố ý/ tác ý, cần được hiểu biết, lưu tâm đúng chỗ – Do vì có cố ý, tác ý, định ý, chủ ý … người ta mới thực hiện việc làm đó qua thân (kāya-kamma), lời nói (vacī-kamma) và suy nghĩ (mano-kamma).[6]
  • Chính xúc (phassa) là nguyên nhân mà nghiệp lực phát huy tác dụng của nó.[7]
  • Sự khác biệt về nghiệp lực chín muồi gồm: 1/ cõi xấu/ cảnh giới khổ đau (duggati) như địa ngục; động vật; ma đói, tu la 2/ cõi lành/ cảnh giới an vui (sugati) như thế giới loài người, cõi trời.[8]
  • Kết quả của nghiệp bao gồm ba loại: 1 / chín muồi ngay trong kiếp sống này (diṭṭha-dhamma-vedanīya kamma) 2 / chín muồi trong kiếp sau (upapajja-vedanīya kamma) 3 / chín muồi trong những kiếp sau nữa (aparāpariya-vedanīya kamma).[9]
  • Vậy hãy chấm dứt nguyên nhân tạo nghiệp bằng cách dứt khoát không liên hệ/ không tiếp xúc / không phát huy tác dụng của nghiệp lực…
  • Con đường thực hành để chấm dứt nghiệp lực: duy chỉ có cách chú tâm tu học, tư duy lời Phật dạy, tin sâu Nhân Quả, hành trì Bát Chánh …      
Nói chung, người có trí (paṇḍita), nên biết hành động nào nên làm một cách  nhiệt tâm, tinh cần, tỉnh giác … bởi vì ‘tâm tại thời điểm cận tử nghiệp’ (āsanna-kamma) vô cùng quan trọng; nó sẽ quyết định cảnh giới (sammā-diṭṭhi) mà con người hướng đến, tái sanh, đầu thai được hạnh phúc (cõi trời/ cõi người) và hành động nào thuộc micchā-diṭṭhi dẫn đến đọa lạc tam đồ khổ (địa ngục/ ngạ quỷ/ súc sanh)…                                    
‘Manopubbaṅgamā dhammā, manoseṭṭhā manomayā,
            Manasā ce paduṭṭhena, bhāsati vā karoti vā
Tato naṃ dukkhamanveti, cakkaṃ’ va vahato padaṃ’.
Ý dẫn đầu các pháp – Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm – Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau – Như xe chân vật kéo         
(Dhp. 1)
 
‘Manopubbaṅgamā dhammā, manoseṭṭhā manomayā,
            Manasā ce pasannena, bhāsati vā karoti vā
            Tato naṃ sukhamanveti, chāyā’va anapāyinī’
Ý dẫn đầu các pháp – Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh – Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau – Như bóng không rời hình      (Dhp. 2)         
           
Nếu muốn kiếp sau/ tương lai được an vui (samparāyika-hitasukha), thì ngay giây phút hiện tại này, con người cần khắc ghi :
‘Sududdasaṃ sunipuṇaṃ, yatthakāmanipātinaṃ
Cittaṃ rakkhetha medhāvī, cittaṃ guttaṃ sukhāvahaṃ’
Tâm khó thấy tế nhị - Theo các dục quay cuồng
                   Người trí phòng hộ tâm – Tâm hộ an lạc đến                        
(Dhp. 36)

Sự thật minh chứng ‘biết phòng hộ tâm’, tức không đắm say: 1/ sắc đẹp 2/ tiếng hay 3/ hương thơm 4/ vị ngon 5/ cảm xúc êm dịu[10] nên không bị lôi cuốn bởi các ham muốn (dục) thấp hèn (kāmaguṅā), làm trì trệ phẩm chất, giá trị con người; cũng được gọi là người trí/ paññā-cakkhu/  ariyapuggala: ‘Không có sợ hãi, nguy hiểm, thảm họa đến với người trí’.[11] Bởi vì người trí là người ‘ở trong sanh (jāti)… già (jarā)… bệnh (vyādhi)... chết (maraṇa)… sầu (soka)… bi (parideva)... khổ (dukkha)… ưu (domanassa)… não (upāyāsā)’, biết tỉnh thức, chế ngự, rèn luyện các căn để đạt pháp cao thượng của sự an lạc: ‘không sanh, không già… không bệnh... không chết… không sầu… không bi… không khổ … không ưu … không não’.[12]
Trái với người trí (puthujjana) là người chưa hiểu rốt ráo, cốt lõi, sự thật cuộc đời, vị này sống buông thả, hưởng thụ, đam mê, đắm nhiễm, không biết tiết chế, nên khi các căn tiếp xúc với trần, họ liền bám víu, cột chặt, bảo thủ, sa vào năm dục thấp hèn (kāmaguṅā). Nguyên nhân vì  không được chánh kiến soi đường, dẫn đầu … vị này đã tự mất phương hướng, định hướng cuộc đời do bởi phóng dật, thiếu kiểm soát/ rèn luyện các căn môn; nên các ác bất thiện như tham đắm, ái chấp, cố thủ… gặp dịp liên kết, xâm nhập vào tâm. Người như vậy, chính mình bị sanh… già… bệnh... chết… sầu… bi… khổ … ưu … não…, lại tự mình đi tìm hạnh phúc trong sanh… già… bệnh... chết… sầu… bi.. khổ … ưu … não…[13]
‘Puttā m'atthi dhanaṁ m'atthi iti bālo vihaññati
Attā hi attano natthi kuto puttā kuto dhanaṁ’                     
Con tôi, tài sản tôi - Người ngu sanh ưu não,
Tự ta, ta không có - Con đâu, tài sản đâu ?   
(Dhp. 62)

Cuộc sống sẽ trở nên có nghĩa, giá trị … phải là cuộc sống vì an lạc và hạnh phúc lâu dài/ bền vững không những cho tự thân/ cá nhân mà còn tha nhân, mọi loài, chúng sanh, hữu tình một cách bình đẳng/ không phân biệt. Chính vì lẽ này, lời dạy đầu tiên của đức Phật luôn hướng vào ‘tâm’ con người: ‘thành tựu các việc lành (kusalassa upasampadā)’ - Một sự thật rất người, rõ ràng và dễ hiểu. Vậy nên, con người/ loài hữu tình nên chú trọng đến ‘nhân/ hành động’ mình gây, tạo, gieo, trồng: ‘Cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi’[14] / nghiệp là hành động có cố ý/ tác ý qua việc làm (kāya-kamma), lời nói (vacī-kamma) và ý nghĩ (mano-kamma), vì: ‘các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp (kammassako), là thừa tự của nghiệp (kammadāyāda). Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; có liệt, có ưu’.[15]
Triết lý nền tảng về nghiệp, cũng dạy con người: ‘cái gì thuộc bản chất sanh, cái đó ắt thuộc bản chất diệt/ Yaṃ kiñci samudayadhammaṃ sabbaṃ taṃ nirodhadhammaṃ’.[16] Như vậy chính ‘thanh lọc tâm ý (Sacittapariyodapanaṃ)’, giúp con người tự tại, thản nhiên vượt qua vòng đối đãi, lẩn quẩn của các ngọn gió (bát phong): tốt xấu - sanh diệt - vui buồn - được mất, trong đời này.
Attanā’va kataṃ pāpaṃ, attanā saṃkilissati.
Attanā akataṃ pāpaṃ, attanā’va visujjhati.
Suddhi asuddhi paccattaṃ, n’āñño annaṃ visodhaye.
‘Tự mình điều ác làm – Tự mình làm nhiễm ô
Tự mình ác không làm – Tự mình làm thanh tịnh
Tịnh, không tịnh tự mình – Không ai thanh tịnh ai’
                                                                                  (Dhp. 165)
Thế thì, người biết phân biệt (paṇḍita)/ nhận định/ thông hiểu định luật ‘gieo nhân gặt quả’ áp dụng cho tất cả: ‘Không trên trời giữa biển -Không lánh vào động núi (Na antalikkhe na samuddamajjhe - na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa)’, tại mọi thời, mọi lúc, mọi nơi ‘không chỗ nào trên đời – trốn được quả ác nghiệp (Na vijjatī so jagatippadeso - yatthaṭṭhito mucceyya pāpakammā)’[17] thì nên cần tự điều chỉnh thái độ không làm, tránh xa, cấm tuyệt … những điều bị xem là tội lỗi, bị kết là phản lương tâm/ đạo đức, như vi phạm/ làm sứt mẻ năm giới cấm căn bản của con người:
Yo pāṇaṃ atipāteti, musāvādaṃ ca bhāsati
Loke adinnaṃ ādiyati, paradāraṃ ca gacchati
Surāmerayapānaṃ ca,  yo naro anuyuṃjati
Idh’evaṃ eso lokasmiṃ, mūlaṃ khaṇati attano
‘Ai ở đời sát sanh – Nói láo không chơn thật 
Ở đời lấy không cho – Qua lại với vợ người
Uống rượu men rượu nấu – Người sống đam mê vậy
Chính ngay tại đời này – Tự đào bới gốc mình
                                                                     (Dhp. 246 – 247)
 Nếu những ác bất thiện, tội lỗi, xấu xa (Pāpa) lâu ngày, bị xem là phiền não, triền cái, lậu hoặc, kiết sử… mà một thời tưởng chừng đã bám rễ, không thể thay đổi … nhưng vì nhân duyên tiếp cận với chánh pháp/ minh sư … vị này được dạy học cách phản tỉnh, suy ngẫm, quán chiếu … các uế nhiễm nơi tâm dần được gột rửa, tẩy trừ … vị này trở nên nhàm chán/ ghê sợ/ bỏ liền ác bất thiện. Tiếp đến, vị này chuyên chú, tinh cần huân tập, làm phát sanh những chi phần thiện, hỗ trợ sự tỉnh thức bằng cách từ tốn, thong dong bước trên con đường Trung đạo (majjhimā paṭipadā)/ tôi luyện pháp hành trong tu tập, xua tan những ám ảnh (amanussagāha) do đắm say các dục (rāga; kāma; āsava) thấp hèn. Nhờ thâm nhập những chi phần đưa đến giải thoát (bojjhaṅga), vị ấy chính thức bước trên đạo lộ Bát chánh (Aṭṭhaṅgiko Maggo).[18]
Với những gì đã trình bày, tâm người trí luôn được chánh pháp dẫn đầu; khi hướng về cội nguồn giải thoát, tâm vị này đạt được hân hoan liên hệ đến pháp: ‘Trong hân hoan, hỷ sanh. Trong hỷ, thân được nhẹ nhàng. Khi thân nhẹ nhàng, tâm thư thái, dễ đạt định’.[19] 
Một cách dễ hiểu, chỉ có ‘Tỉnh giác và chánh niệm’, là điều kiện tiên quyết trong cuộc sống và là nhân để con người tìm ra đích đến, hướng đi:
Hôm nay nhiệt tâm làm - Ai biết chết ngày mai?’[20]
Như một quy luật tất yếu, con người nhiệt tâm chấm dứt đau khổ (dukkha) nhờ biết tinh cần đối với bốn nỗ lực đúng đắn, có tên gọi ‘tứ chánh cần’ (sammā-vāyāma), nằm trong hai điều cơ bản sau:
  1. Tránh (saṃvara-vāyāma) và vượt qua (pahāna-vāyāma) các ác bất thiện (akusala dhamma) thuộc hạ liệt, tội lỗi, thấp hèn, không xứng bậc Thánh.
  2. Tu tập (bhāvanā-vāyāma) và duy trì (anurakkhaṇa-vāyāma) những hành động lành mạnh, công đức, thiết thực, mang lại lợi ích, xứng gọi bậc Thánh.
Có thể nói, Tứ Đế (cattāri ariya-saccāni), tóm thâu toàn bộ lời đức Phật dạy:
Maggānaṭṭhaṅgiko seṭṭho, saccānaṃ caturo padā;
Virāgo seṭṭho dhammānaṃ, dvipadānañca cakkhumā
Tám chánhđường thù thắng - Bốn câu, lý thù thắng - Ly tham, pháp thù thắng
Giữa các loài hai chân - Pháp nhãn, người thù thắng              (Dhp. 273)
Khi con người (vị đa văn Thánh đệ tử) hành trì con đường Bát chánh (Ariya Aṭṭhaṅgika Magga), thì đồng bộ sáu chi phần giác ngộ (Pháp nhãn) tiếp theo như: 1/ Bốn niệm xứ (sati-upaṭṭhāna) 2/ Bốn chánh cần (sammappadhāna)3/ Bốn như ý túc (iddhi-pāda) 4/ Năm căn (indriya) 5/ Năm lực (bala) 6/ Thất bồ đề phần (bojjhaṅga) … trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo (bodhi-pakkhiya-dhammā) cũng được thực hiện.
‘Uṭṭhānavato satimato - sucikammassa nisammakārino
Saññatassa ca dhammajīvino appamattassa yaso' bhivaḍḍhati’.
‘Nỗ lực, giữ chánh niệm - Tịnh hạnh, hành thận trọng
Tự điều, sống theo pháp – Ai sống không phóng dật
Tiếng lành ngày tăng trưởng’                                     
(Dhp. 24)
Với phương châm ‘tự thân an lạc, xã hội bền vững’, con người dùng phương pháp tự chủ, tự điều sống theo Pháp, cũng là cách lãnh đạo thân tâm bằng chánh niệm. Do khéo tiếp cận, vận dụng lời đức Phật dạy: sự phản tỉnh, ý thức, nhận thức trong việc sử dụng các giác quan thông thường của bản thân, con người đã chuyển hóa khổ đau, như ‘người bị mũi tên tẩm thuốc độc bắn vào, phải tự nhổ và tự băng vết thương’.[21]
Đối với ai dũng cảm/ nhiệt tâm đi tìm chân lý, mục đích tối hậu của Pháp, sống theo Pháp… người đó chắc chắn lấy Pháp làm nơi nương tựa; vị đó sẽ thừa tự ‘Pháp bảo’, vị đó cũng là người tìm ra ‘lõi cây’, cốt lõi cuộc đời. Nhất định vị này, sẽ có ‘Pháp’ làm hướng đi, ốc đảo tự than và sở hữu ‘Niệm Chơn Chánh’.
Bởi vì: ‘Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng (Svākkhāto Bhagavatā dhammo), thiết thực hiện tại (sandiṭṭhiko), không có thời gian (akāliko), đến để mà thấy (ehipassiko), có khả năng hướng thượng (opanāyiko), được người có trí chứng hiểu (paccattaṃ veditabbo viññūhī’ti)’.[22]
Thật vậy, Pháp Phật gắn liền đức tánh ‘chân thiện mỹ’, giúp người đạt được nghĩa tín thọ (attha-veda), pháp tín thọ (dhamma-veda) và chứng được hân hoan liên hệ đến pháp (dhammūpasaṃhitaṃ).[23] Nhờ vậy, người học Phật biết vận dụng/ tự điều mình sống theo Pháp, qua những biểu hiện của hoạt động, nói năng, tư duy một cách phù hợp khi giao tiếp, ứng xử, xã giao với mọi người trong những tình huống khác nhau.
Muốn có xã hội bền vững, thì cách tiếp cận của Phật giáo về sự truyền đạt toàn cầu và chia sẻ trách nhiệm, luôn dành cho người biết duy trì, kế thừa Pháp bảo. Người giữ lửa Phật Pháp là người biết giữ ‘Chánh niệm’ cho tự thân và tha nhân, người xứng đáng được cung kính, tôn trọng, cúng dường, chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Những ngôn từ dành cho vị này như: đệ tử đức Thế Tôn: ‘Diệu hạnh (su-paṭipanno) - Trực hạnh (uju-paṭipanno) - Như lý hạnh (ñāya-paṭipanno) - Chánh hạnh (sāmīci-paṭipanno)’[24] ...
Với lý do này, giáo pháp của đức Phật cần được phổ biến, truyền bá khắp nơi: ‘Mỗi người nên đi một phương để truyền bá chánh Pháp và khi hoằng truyền Phật Pháp, nên tùy thời, căn cơ, địa phương… từ lúc bắt đầu, khoảng giữa cho đến kết thúc, đều nên tốt đẹp, có thiện chí, không chống trái… nghĩa là Pháp được nói ra nên y nghĩa lý trong Kinh’.[25]
Nắm được sự vận hành cơ bản của Pháp, người hành Pháp thấu triệt ‘Không ai điều đình được - Với đại quân thần chết’,[26] chính là trọng tâm giáo lý Tứ Đế (Cattāri Ariyasaccāni): ‘Này các Tỳ Kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ tuyên bố về Khổ và sự Diệt khổ’.[27]
Trong Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta), bài pháp đầu tiên được đức Phật giảng cho năm anh em Kiều Trần Như (Koṇḍañña), trong vườn Lộc Uyển (Migadāye), tại Isipatana, gần Bārāṇasi – như sau:
‘Đế thứ nhất, Khổ (dukkha), cần phải hiểu biết (taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariya-saccaṃ pariññeyyan’ti) - Đế thứ hai, nhân khổ (dukkhasamudaya) là ái (taṇhā), cần phải từ bỏ (taṃ kho panidaṃ dukkha-samudayaṃ ariya-saccaṃ pahātabban’ti) - Đế thứ ba, diệt khổ (dukkha-nirodha) tức Niết Bàn (Nibbāna), cần được chứng ngộ (taṃ kho panidaṃ dukkha-nirodhaṃ ariya-saccaṃ sacchī-kātabban’ti) - Đế thứ tư, con đường đưa đến diệt khổ (dukkha-nirodha-gāminī-paṭipadā), cần phải tu tập (taṃ kho panidaṃ dukkha-nirodha-gāminī-paṭipadā-ariya-saccaṃ bhāvetabban’ti).[28]      

Cuối cùng, con người cùng hướng về nguồn cội:
Trú như vậy nhiệt tâm - Đêm ngày không mệt mỏi
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền - Bậc an tịnh, trầm lặng’.[29]
Có thể nói, ‘Bậc an tịnh trầm lặng’ (Santo Muni) là thành quả xứng gọi, dành cho vị biết ‘Bồi công dưỡng đức’ để sở hữu ‘Vị trí làm chủ bằng Chánh Niệm vì hòa bình bền vững, vì ngày ngày an vui’ ... Với việc làm như vậy, bài viết mang tên: ‘Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo bằng chánh niệm giúp ngày ngày an vui’ được đúc kết qua câu kệ tụng:
‘Appamādo amatapadaṁ -pamādo maccuno padaṁ      
Appamattā na mīyanti - ye pamattā yathā matā’.
Không phóng dật, đường sống, - Phóng dật là đường chết.
Không phóng dật, không chết - Phóng dật như chết rồi         (Dhp. 21)
 

[1] Sn. 884
[2] M. III, 131
[3] Sđd
[4] M. III., No 136 (Mahākammavibhaga sutta)
[5] M. I, 7 (Vatthūpama sutta ) 1. Tham dục và tà tham (abhijjhā-visamalobha) 2. Nóng giận (vyāpāda) 3. Phẫn nộ (kodha), 4. Hiềm hận (upanāha) 5. Giả dối (makkha) 6. Não hại (palāsa) 7. Tật đố (issā) 8. Xan tham (macchariya) 9. Man trá (māyā) 10. Phản bội (sātheyya) 11. Ngoan cố (thambha) 12. Bồng bột (sārambha) 13. Ngã mạn (māna) 14. Tăng thượng mạn (atimāna) 15. Kiêu căng (mada) 16. Phóng dật (pamāda).
[7] Sđd
[8] Sđd
[9] Sđd
[10] M. III, 105
[11] A. III, 1
[12] M. I, 26
[13] Sđd
[14] A. III., p. 415
[15] M. III, 135 (Cūlakammavibhaṅga)
[16] M. III, p. 280
[17] Dhp. 127
[20] M. III, 131
[21] M. II, 63 (Māluṅkyāputta)
[22] M. I, 7
[23] Sđd
[24] Sđd
[25] S. 4.453
[26] M. III, 131
[28] S. V, 420
[29] M. III, 131

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm