Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

7 việc Phật dạy không đáng “hy sinh” trong đời

Những triết lý, bài học Phật răn dạy luôn rất đáng giá và là bài học để chúng ta hoàn thiện bản thân mình hướng đến một cuộc sống thoải mái, không sân si, từ bi hỉ xả.
Mục lục
Để không phải bận tâm về cuộc sống, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Ảnh minh họa

Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của họ. Và tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn.Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an lạc nội tâm nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn.

Để không phải bận tâm về cuộc sống, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Từ đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.

Hãy ghi nhớ 7 điều Phật dạy không đáng để bạn phải hy sinh trong đời để cuộc sống được an bình:

1. Chìm đắm mãi trong quá khứ

Phật chỉ ra điều không đáng làm trong đời người, trong đó có việc chìm đắm mãi với quá khứ. Quá khứ là thứ đã qua đi, không lấy lại được. Tương lai là những gì sắp diễn ra, không nắm bắt được. Hiện tại mới là cuộc đời, là lẽ sống của mỗi người. Vì thế, đừng mãi đắm chìm trong quá khứ để rồi khi thực sự thức tỉnh đã thấy mình già nua, lạc hậu, khó lòng bắt đầu cuộc đời mới.

Phật chỉ ra điều không đáng làm trong đời người, trong đó có việc chìm đắm mãi với quá khứ. Ảnh minh họa

2. Cố gắng trở thành người khác

Ai cũng từng một lần trong đời ngưỡng mộ người khác và mong muốn bản thân mình trở thành người ấy. Đó thực sự là một sai lầm không đáng có. Một người xinh đẹp, thông minh, thành đạt, ưu tú... hơn mình, nhưng có một sự thật là họ không phải mình và mình chẳng bao giờ là họ. Thay vì cố gắng để trở thành người khác, hãy là chính bản thân mình, cố gắng hết sức để trở thành người tốt, lương thiện, bao dung nhân loại. Và khi ấy, chính bạn cũng trở thành người đáng ngưỡng mộ trong mắt mọi người xung quanh.

3. Trốn tránh trách nhiệm

Để làm được điều này quả thực không dễ dàng bởi thật khó để giữ tâm bình thản khi đối diện với khó khăn. Nhưng bình tĩnh đối diện mới là chìa khóa giải quyết mọi khó khăn, còn trốn tránh trách nhiệm thì chỉ lãng phí thêm thời gian cũng như sự lo lắng của bản thân mà thôi.

Thay vì cố gắng để trở thành người khác, hãy là chính bản thân mình, cố gắng hết sức để trở thành người tốt, lương thiện, bao dung nhân loại. Ảnh minh họa
4. Đáp ứng mọi nhu cầu bản thân

Phật chỉ ra rằng, dục vọng con người như chiếc thùng không đáy, gần như là vô hạn. Bởi thế, trong đời này, nhu cầu bản thân, những điều chúng ta mong muốn là vô cùng nhiều, khó mà kể hết. Tuy nhiên, có những thứ thực sự khiến ta thỏa mãn và hạnh phúc đôi khi rất ít và đơn giản, đó có thể là nụ cười, là sự cho đi, là tình yêu thương...

Hãy tu tâm dưỡng tính, biết được nhu cầu nào là cần thiết và điều gì cần buông bỏ. Mải mê chạy theo để đáp ứng mọi nhu cầu bản thân là điều không đáng để làm trong đời này.

5. Lãng phí thời gian vào nhầm người

Cuộc đời ngắn ngủi, sinh tử liền kề, nên đừng đem những ngày tháng quý giá ấy để lãng phí nhầm người. Đôi khi chúng ta chìm đắm trong đau khổ mà quên mất cách buông bỏ, đẩy lùi phiền não. Bạn bè tốt là cả khi giàu sang hay cơ hàn đều nghĩ tới nhau. Chứ người mà khi phú quý huy hoàng mới đến kết giao thì chưa chắc đã là bạn chân chính.

Trong cuộc sống, bạn nên lựa chọn đúng đắn người mà muốn dành nhiều thời gian cho họ. Ảnh minh họa
6. Tự lừa dối bản thân

Huyễn hoặc hay lừa dối bản thân cũng là một. Mình không tài giỏi nhưng cứ tự lừa dối rằng mình giỏi giang hơn người, mình đang đau khổ nhưng lại cứ huyễn hoặc bản thân trong thứ hạnh phúc mông lung, khó nắm bắt. Tự lừa dối bản thân là điều không đáng làm trên đời này. Bởi khi ấy, bạn sẽ chẳng nhận ra khả năng và vị trí của mình ở đâu, không có hướng đi rõ ràng, luôn quẩn quanh trong những suy nghĩ tiêu cực. Vậy nên, nếu muốn gặp được cơ hội tốt, muốn được thành công và hạnh phúc, hãy bắt đầu từ việc chân thành đối đãi với chính mình. Có yêu bản thân thì mới yêu được mọi người xung quanh cũng chính vì lẽ đó.

7. Sợ phạm sai lầm, trách móc bản thân

Có người làm mọi việc bất chấp sai lầm, nhưng cũng có người không dám làm việc gì vì sợ phạm sai lầm. Thử hỏi trong đời, có mấy người là không từng trải qua sai lầm để gặt hái thành công. Đôi khi, điều khiến bản thân mỗi người hối hận, day dứt mãi không phải là làm một việc sai lầm mà là không dám làm nó. Trách móc bản thân vì phạm sai lầm, cũng là điều tốt để phản tỉnh, đánh thức cái thiện lương trong tâm hồn, giúp bản thân trưởng thành hơn.

Có người làm mọi việc bất chấp sai lầm, nhưng cũng có người không dám làm việc gì vì sợ phạm sai lầm. Thử hỏi trong đời, có mấy người là không từng trải qua sai lầm để gặt hái thành công. Ảnh minh họa
Mỗi sai lầm hôm nay sẽ là bài học kinh nghiệm cho tương lai, giúp bạn hoàn thiện chính mình. Vì thế, thay vì trách cứ bản thân, chi bằng hãy tìm cách sửa đổi nó, biến nó thành động lực để giúp mình bay cao bay xa hơn nữa trong cuộc đời.
 
Thanh Tâm (tổng hợp)

Nguồn: phatgiao.org.vn
 

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm