Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (3)

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, tại lễ hội Kumbha Mela, ngài có đắm mình trong sông Hằng không? ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, tôi không làm thế, nhưng tôi để một vài giọt nước ở đây. Như thế cũng đủ rồi.
Mục lục

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA  NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (3)
Đức Dalai lama

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, xin hãy nói quan điểm của ngài về Thượng Đế và những đời sống trước và sau khi chết.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thượng Đế là gì? Từ ngữThượng Đế, trong một ý nghĩa, có nghĩa là lòng yêu thương vô tận. Tôi nghĩ người Phật tử chấp nhận điều này. Nhưng người Phật tử không chấp nhận Thượng Đế trong ý nghĩa của điều gì đấy siêu việt, ở trung tâm, hay điều gì đấy tuyệt đối, một đấng tạo hóa. Người Phật tử thấy nhiều sự mâu thuẩn liên quan đến khái niệm đó. Tôi nghĩ, người Ki Tô, cùng với khái niệm một đấng tạo hóa, chấp nhận chỉ một kiếp sống, chính kiếp sống này, được tạo nên bởi Thượng Đế. Tôi nghĩ ý tưởng ấy là rất mạnh mẽ, có vẻ kiều diễm của nó. Và khái niệm ấy, quý vị thấy, tạo nên một cảm giác mật thiết với Thượng Đế.

HỎI: Một khi chúng ta không thích một người nào đấy, tại sao chúng ta tiếp tục làm như thế? Thật khó khăn để thay đổi thái độ của chúng ta.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ điều này là bởi vì quý vị chỉ tập trung trên sự sân hận. Mọi thứ là tương đối. Nếu quý vị nhìn vào một đối tượng từ những góc độ khác nhau, quý vị có thể thấy một cách khác biệt. Thí dụ, chúng tôi mất nước, vong quốc, và non sông chúng tôi đã trải nghiệm nhiều sự tàn phá. Nếu chúng tôi chỉ nghĩ từ khía cạnh ấy, có một sự xao động và đau buồn vô hạn. Nhưng do bởithảm họa này, chúng tôi trở thành những người tị nạn và đã có nhiều hoàn cảnh để tác động qua lại với nhiều người khác nhau - những nhà tôn giáo, khoa học, những người bình thường - và điều ấy thật là hữu ích và là cơ hội tốt để học hỏi. Nếu người ta suy tư theo những dòng này, cùng hoàn cảnh tai ươngxãy ra, về một phía, quan hệ mật thiết rất buồn thảm, về phía khác, những cơ hội mới. Thật hữu ích khi cố gắng để thấy những vấn đề từ các góc độ khác nhau. Và cũng lợi ích để thực hiện những sự so sánh. Khi những vấn đề tai họa xãy ra, quý vị có thể suy nghĩ nó sẽ giống như thế nào nếu những điều tệ hại hơn đã xãy ra. Khi quý vị thực hiện một sự so sánh, quý vị sẽ thấy rằng hoàn cảnh của quý vị là khá hơn nhiều. Cung cách chúng ta nhận thức một hoàn cảnh, mặc dù nó vẫn thế, nhưng nó làm nên một sự khác biệt to lớn trong thái độ tinh thần.

HỎI: Khát vọng tâm linh nên giới hạn như thế nào đối với một nhà chuyên môn bận rộn?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Như tôi đã đề cập phía trước, trong khi quý vị điều khiển công việc, quý vị có cơ hội để thực tập kỷ luật tự giác, toại nguyện, bao dung, và nhẫn nhục. Nhưng để làm thế, trước nhất chúng ta phải học hỏi, chúng ta phải phát triển sự tin tưởng rằng những cảm xúc nào đấy là tàn phá trong khi những thứ khác là hữu ích. Một khi chúng ta mở rộng sự phân biệt này một cách rõ ràng, sự tỉnh thức về những gì lợi ích và những gì tai hại, sự thực tập này có thể thâm nhập trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Thực tập tâm linh không có nghĩa là chúng ta chỉ ngồi yên một chỗ để thiền quán và không làm gì cả.

Điều ấy không nhất thiết là sự thực hành tâm linh. Những con bồ câu, khi dạ dày chúng đầy thực phẩm, cũng thiền tập. Chúng như thần thánh, tĩnh lặng một cách toàn hảo. Vì vậy điều ấy chẳng là gì, không hổ trợ gì. Trong một ý nghĩa, thiền quán có nghĩa là rút lui mọi giác quan và duy trì sự vô tư lự. Nhưng tự nó, điều ấy chẳng là gì và chỉ ảnh hưởng chút ít. Tuy nhiên, có những sự thực tập nào đấy, sự thiềnquán nào đấy, những thứ cần sự vô tư lự như căn bản. Thế thì, trong sự vô tư lự, một thứ nào khác đấy, tuệ trí thâm sâu hơn phát triển: Đó là điều gì đấy khác biệt. Nhưng nếu không, chỉ đơn thuần vô tư lự thì không là gì cả.

HỎI: Nếu thân thể này là căn cứ của khổ đau và là bất tịnh, tại sao nó được tin là chiếc xe duy nhất để cứu độ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Điều này được giải thích một cách chính yếu trong dạng thức sự thông minhdiệu kỳ của con người và cũng là linh quang. Không có nhiều sự khác biệt giữa con người và thú vật. Nhưng tại thời điểm này, chúng ta không có khả năng để sử dụng tâm vi tế. Nhằm để làm như thế, chúng ta phải sử dụng óc thông minh bình thường. Do vậy, ở trình độ thô của tâm thức, có sự thông minh, và não bộ làm nên sự khác biệt. Não bộ con người có khả năng để có một trí thông minh phức tạp. Sử dụng trình độ thô hơn của sự thông minh con người và cố gắng để sử dụng tâm vi tế là không thể được đối với thú vật. Mặc dù thế, khi chúng chết, chúng có những trải nghiệm tương tự, tuy thếchúng không thể dùng tâm vi tế. Phán xét từ đấy, thân thể con người là điều quý báu, nhưng không phải trong ý nghĩa rằng nó là điều đấy tự tốt đẹp.

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài có thể soi rọi thêm ánh sáng trên sự phân biệt giữa tâm ý hẹp hòi và tâm hồn rộng mở không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nếu chúng ta chỉ nghĩ về hôm nay, đấy là tâm ý hẹp hòi, và nếu chúng takhông quan tâm những kinh nghiệm hôm nay và nghĩ về tương lai, đấy là tâm hồn rộng mở. Chỉ nghĩ về chính mình là tính hẹp hòi, nhưng tỉnh thức rằng tương lai của tôi liên hệ đến tương lai của những người khác, rằng những quan tâm của tôi phụ thuộc hoàn toàn trên các quan tâm của người khác và nếu tôi chăm sóc những quan tâm của họ, các quan tâm của tôi sẽ tự động tròn đầy - Tôi nghĩ đây là một quan điểm rộng mở hơn. Do thế, trong việc chăm sóc láng giềng của chúng ta, một cách căn bản, chúng ta sẽ lợi lạc. Nếu chúng ta không quan tâm đến hàng xóm của chúng ta, cuối cùng, chúng ta sẽ đau khổ ... giống như thế.

HỎI: Có phải vô ngã là tự quên lãng chính mình, vì lợi ích của người khác?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không phải là như vậy. Thí dụ, khi chúng ta nói về sự khuếch trương lòng vị tha, hay nguyện ước đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh, mặc dù vị tha chính yếu nhắm đến việc làm lợi ích cho chúng sinh khác, chúng ta đồng thời ngưỡng vọng đạt đến giác ngộ, hay thể trạng của Phật Quả , cho chính chúng ta. Trong khi nghĩ về chính mình, nếu chúng ta tảng lờ những chúng sinh khác và không quan tâm đến họ, như vậy là sai. Nhưng, trái lại, nếu chúng ta giúp đở họ một cách trung thực và hợp lý, mục tiêu của chính chúng ta cũng được tròn đủ. Do bởi điều này thậm chí khi chúng ta nghĩ về việc đạt đến hình thức tối hậu của Phật Quả, chúng ta nói về sắc thân (rupakaya) và pháp thân (dharmakaya) hay thân sắc tướng và thân chân thật, và chúng ta thường mệnh danh hai thuật ngữ khác biệt đến hai thân này. Chúng ta nói về pháp thân như thân thể cho chính mình, và sắc thân như thân thể cho người khác. Vì thế, mặc dù chúng ta nghĩ về người khác và hành động vì họ, nhưng sự theo đuổi của chúng ta được đầy đủ, như một sản phẩm phụ, có thể nói như thế.

HỎI: Có phải có những loại cảm xúc tiêu cực khác nhau phải không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có tám mươi bốn nghìn loại cảm xúc phiền não được giải thích trong kinh luận. Mặc dù một con số cụ thể được đề cập trong kinh luận, có những loại cảm xúc tiêu cực khác nhau có thể sinh khởi trong tâm thức chúng ta là vô giới hạn một cách rõ ràng. Và trong A tỳ đạt ma[1], nhận diện rõ về những gì được biết như sáu cảm xúc phiền não gốc rể và hai mươi cảm xúc phiền não thứ yếu được tạo nên.

HỎI: Chúng ta có thể hy sinh đến mức độ nào trong những hoàn cảnh thực tế của đời sống?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong giáo huấn của Đức Phật, ngoại trừ chúng ta đạt đến một trình độ đòi hỏi nào đấy của thân chứng, hy sinh thân thể vì người khác thật sự bị ngăn cản. Vì thế chúng ta phải tính toán trong dạng thức của những lợi ích lâu dài, v.v... Nếu chúng ta có một niềm tin mạnh mẽ và vững vàng do bởi sự thân chứng cao độ của mình, việc hy sinh thân thể vì lợi ích của những chúng sinh khác được khuyến khích và làm cho người ta cảm mến.

HỎI: Linh hồn có đi theo số mệnh trọn vẹn của nó không hay có một ý chí tự do?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Theo Đạo Phật, có ý chí tự do. Ngay cả khi chúng ta nói về những loại nghiệp khác nhau, về việc phải trải nghiệm những hậu quả của chúng và về những thứ được gọi là định nghiệpcủa những ai có kết quả phải trải nghiệm ngay trong đời sống này ... thậm chí trong những trường hợpnhư thế, đấy là trong ý nghĩa rằng nếu chúng ta không cung cấp hay phát triển bất cứ những năng lựcđối kháng nào cả để phản ứng chống lại với nghiệp báo tiêu cực, chúng ta bị ràng buộc để trải nghiệm những kết quả đó. Nhưng nếu chúng ta thực hiện một nổ lực và khuếch trương những năng lực đối kháng tích cực, thậm chí những thứ đươc gọi là định nghiệp cũng có thể được thay đổi. Vì thế, nó tùy thuộc nhiều trên việc chúng ta suy nghĩ như thế nào và loại nghiệp nhân chúng ta đã tích tập là gì. Trong thực tế, nghiệp được tích tập bởi cá nhân, con người, và tôi nghĩ điều này xảy ra phù hợp với ý chí tự do.

HỎI: Ai vĩ đại hơn: Đức Thế Tôn hay Sĩ Đạt Ta, ai đã hy sinh cuộc đời của mình để trở thành Đức Phật?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong một trong những kinh điển, giải thích rằng nếu một vị bồ tát đi đến một chiếc xe ngựa, nếu không có ai kéo xe, và một vị Phật giác ngộ thấy như thế, Ngài phải đi đến và kéo chiếc xe mà vị bồ tát ngồi trên ấy. Tôi nghĩ điều này thật là vĩ đại. Những Đức Phật có toàn bộ sự hoàn thành, năng lực, và toàn tri toàn giác. Những Đức Phật đã đạt đến thể trạng vô thượng của giác ngộ và năng lực trong dạng thức của sự phát triển tâm linh. Trong trường hợp của những vị bồ tát - cho dù vị bồ tát trong hạng của những ai chưa tiêu trừ những chướng ngại để giác ngộ và niết bàn, hay là một trong những vị bồ tát chưa

 
 

 hoàn toàn loại bỏ những cảm xúc phiền não - là vẫn còn dưới những chướng ngại và dưới xiềng xích của những cảm xúc phiền não, các ngài vẫn có thể hoàn toàn cống hiến đến lợi ích của những chúng sinh khác. Điều này thật sự truyền cảm, những bồ tát như vậy là đối tượng của sự cảm kích và khâm phục. Dĩ nhiên, điều này tùy thuộc trên quan điểm của chúng ta đối với hai vấn đề khác nhau này.

Nếu chúng ta nhìn vào Đức Phật như một bậc giác ngộ hoàn toàn, từ quan điểm sự toàn tri toàn giáccủa Ngài, Đức Phật là vĩ đại hơn. Nếu chúng ta nhận thức bồ tát từ quan điểm ngài tự hy sinh chính mình nhiều như thế nào vì lợi ích của những chúng sinh khác, mặc dù ngài chưa giác ngộ, chúng ta có thể thấy sự vĩ đại của bồ tát.

HỎI: Làm thế nào ngài lạc quan khi ngài bị tràn ngập áp đảo bởi những bất công của môi trường và nhân loại?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đối với một người sơ cơ, phải đối diện với những vấn nạn như thế là một trách vụ khó khăn, một nhiệm vụ vất vả. Ở đây chúng ta cần rèn luyện hơn nữa, thực tập hơn nữa, thấu hiểu hơn nữa. Do vậy, đối những hành giả ấy, những người ở tầng bậc khởi đầu, thật quan trọng để duy trìsự cách ly hơn nữa, để thực hiện một loại chuẩn bị nào đấy. Một khi chúng ta đạt được sức mạnh nội tại và tự tin, thế thì thế giới, môi trường bên ngoài, có thể trở thành sự thực hành của chúng ta. Khu vực càng quấy rầy , sự thực tập của chúng ta càng phát triển và tiến triển hơn.

HỎI: Sự thư thái nào Đạo Phật có thể cống hiến cho con người trong những thời gian khổ đau dữ dội, như trận động đất[2] này?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Điều ấy tùy thuộc rất nhiều trên niềm tin hay tín ngưỡng của một người. Nó xoay quanh trên người nào mà chúng ta tiếp cận.

Đối với Phật tử, những sự kiên như thế có thể phát sinh sự suy nghĩ về bản chất tự nhiên của khổ đau trong cõi luân hồi và vô thường. Nếu chúng ta có một động cơ thích đáng, một kinh nghiệm về thảm kịch và đau đớn có thể là hữu dụng trong việc giảm thiểu những những nhận thức sai lầm. Nó có thể giải thích những vấn đề như luật nhân quả không thể sai lầm và cũng là làm thế nào qua những kinh nghiệmvới những rắc rối như thế, về lâu về dài, chúng ta có thể tịnh hóa chính mình từ những hậu quả tiêu cựcnhư thế.

Tuy nhiên, cung cách của con người là đi đến đấy và chia sẻ nổi khổ đau của những người đã bị ảnh hưởng cùng biểu lộ niềm cảm thông và quan tâm. Điều ấy tự nó sẽ làm nên một sự khác biệt. Tôi nghĩ bằng việc làm như thế, chúng ta có thể giải tỏa niềm đau của họ phần nào. Cũng thế, dĩ nhiên, sự hổ trợ thuốc men y tế, đóng góp tài chính, và những phương tiện thực tiển khác nên được sử dụng để giúp đở họ.

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài có thể nói với chúng tôi một chút về đồ cát ni [dakini [3]] không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đồ cát ni ... tôi không biết. Tôi nghĩ, đồ cát ni hiện hữu trong một trình độ huyền bí. Đôi khi có thể đối thoại với những đồ cát ni nào đấy. Chúng tôi tin tưởng rằng trong những người nữ,chúng tôi thấy họ trong hình thể con người. Chúng ta thẩm tra như thế nào? Điều ấy khó khăn! Trong thực tế, tôi tin tưởng trong những người ni kiền tử [sadhu[4]] tại lễ hội Kubha Mela, có thể có một số hành giả nào đấy có những kinh nghiệm phong phú. Thí dụ, có những người hoàn toàn lõa thể, và -- tôi nghe nói -- ở trên núi suốt cả năm, trong nhiều năm. Họ phải có những loại kinh nghiệm nào đấy, trái lạihọ không thể tiếp tục ở đấy. Thật sự, trước khi tôi đến đấy, tôi đã hỏi tôi có thể thấy một số nhưng người ni kiền tử này không. Nhưng điều ấy khó khăn ngoại trừ có một số cá nhân nào đấy biết một người ni kiền tử đặc biệt và giới thiệu cho chúng ta. Bằng khác đi, chúng ta chỉ gặp một người ni kiền tử lõa thể nào đấy, và chúng ta chụp hình và trái lại thì không có gì...vô ích.

Vào thời xưa, Tilopa, Naropa, Gompopa, tất cả các vị đều là những đại thành tựu giả [siddha], trông giống như những kẻ ăn mày. Trong khi một số thì săn bắn, những người khác câu cá và một số chỉ là những kẻ ăn mày. Chỉ nếu khi chúng ta dành hàng tháng để sống với họ và khảo sát đời sống hằng ngày, thái độ, biểu hiện của họ chúng ta mới có thể biết những kinh nghiệm nội tại của họ. Một cách tổng quát, những người ấy có những kinh nghiệm nội tại sâu thẩm mà họ không biểu lộ bên ngoài. Rồi thì, có những người không có gì nhiều bên trong, họ lại thường biểu lộ điều gì đấy bên ngoài... điều gì đấy to lớn, điều gì đấy to lớn, có phải không? 

HỎI: Nếu Thượng đế tạo ra vũ trụ, thì ai tạo ra Thượng đế?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đấy là câu hỏi của Đạo Phật. Vì thế, đấy là tại sao chúng tôi không chấp nhận Thượng đế.

HỎI: Phương pháp tốt nhất để giảng dạy từ bi là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi có những dè dặt về điều tuyệt hảo nhất, điều nhanh nhất, điều dễ nhất, điều rẻ nhất...

Bây giờ nhiều sách vở mới chuyển dịch từ kinh luận của Đạo Phật đang được lưu hành, và những quyển sách hay liên quan đến Phật Giáo đã xuất bản. Hãy đọc những quyển sách ấy, học hỏi nghiên cứu, và quý vị sẽ tìm ra câu trả lời. Rồi thì quý vị sẽ tìm ra điều nào tuyệt hảo nhất!

HỎI: Một người bình thường có thể đạt đến giác ngộ và tham gia mọi hoạt động của vũ trụ hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nói một cách tổng quát, vâng, về lâu về dài, điều ấy có thể. Có một bài kệ tuyệt vời của Phabongkha Rinpoche, đọc lên những câu như thế này: 

Nếu bạn thực hành một cách chân thành,

Ngay cả nếu bạn dù là người quản gia,

Bạn sẽ đạt đến giác ngộ như đã từng xãy ra

trong trường hợp của Marpa hay Milarepa

và nhiều người khác nữa là vua hay quan viên

của Ấn Độ và Tây Tạng.

Nếu bạn không thực hành,

Ngay cả nếu bạn ở trên núi một thời gian dài,

Bạn sẽ vẫn chỉ là con sóc đất

ngủ vài tháng trong lòng đất của núi non.

HỎI: Hoàn cảnh nào khó khăn nhất mà Đức Thánh Thiện phải chiến thắng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không biết. Tôi nghĩ thật khó để mà nói. Tôi nghĩ tùy thuộc vào những thời gian nào đấy, trên những trình độ nào đấy. Thí dụ, khoảng những năm ba mươi tuổi, tôi có một số thấu hiểu nao đấy về không tuệ, và rồi thì tôi đã phát triển cảm nhận của một khả năng để đạt đến niết bàn. Do thế, viễn ly đã trở thành, tôi nghĩ, thật là mạnh mẽ, nhưng rồi thì vào lúc ấy, tôi thấy rất khó khăn để nghĩ về tâm giác ngộ [bodhicitta].

Vào những năm bốn mươi tuổi, tôi đã học quyển sách của Tịch Thiên, cũng như Tràng Hoa Quý Báu[5]của Long Thọ, và một số tác phẩm khác, và tôi nghĩ nhiều hơn về tâm giác ngộ. Dĩ nhiên, tôi vẫn không có kinh nghiệm chân thật về tâm giác ngộ hay tính không, nhưng, một cách so sánh, đôi khi bây giờ tôi có cảm nhận và niềm tin rằng nếu tôi có đủ thời gian, tôi có thể phát triển thích đáng tâm giác ngộ cũng như tính không. Vào một thời điểm khác, theo những kinh nghiệm vào lúc ấy, tôi cảm thấy không khó lắm. Do thế, tôi không biết, có nhiều khó khăn, và rồi cùng lúc ấy, như tôi đã đề cập phía trước, có nhiều khả năng để vượt thắng tất cả những chướng ngại ấy. Rồi thì, như một Đạt Lai Lạt Ma, có khó khăn của hoàn cảnh Tây Tạng. Điều ấy rất khó khăn; nó thật sự vượt ngoài sự kiểm soát của tôi, có phải không? Rất khó khăn.

Để kết luận, những người tin tưởng vào giá trị tâm linh, đặc biệt Phật Pháp, nên học hỏi! Thực hiện đầy đủ những giá trị này trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Và cố gắng để trở thành một môn đồ tốt của Phật Pháp và của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị thầy của chúng ta. Chúng ta nên là những học trò tốt: điều ấy là quan trọng. Quý vị thấy, cho dù là một người tin tưởng hay không tin tưởng, cho dù có lý trí hay không, chúng ta đã sinh ra trên Trái đất này. Vì vậy, cho đến khi nào chúng ta còn hiện diện trên hành tinh này, hãy là một người biết phải trái, một người với trái tim nồng ấm. Nếu chúng ta có thể hữu dụng cho người khác, hãy là như thế, không có lý do gì để tạo nên những rắc rối nữa cho người khác!

Sir Shankerlal Hall, Modern Scholl, 2001.

Nguyên tác: 
Trích từ chương Overcoming Negative Emotions của quyển Many Ways to Nirvana.
Ẩn Tâm Lộ - 2011

 


[1] A-tì-đạt-ma (zh. 阿毗達磨, sa. abhidharma, pi. abhidhamma, bo. chos mngon pa) là tên phiên âm. Mang nghĩa là Thắng pháp hoặc là Vô tỉ pháp, vì nó vượt (abhi) trên các Pháp (dharma), giải thích Trí huệ. A-tì-đạt-ma của Thượng toạ bộ được Phật Âm (zh. 佛音, sa. buddhaghoa) hoàn chỉnh, được viết bằng văn hệ Pali và bao gồm bảy bộ. A-tì-đạt-ma của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivāda) được viết bằng Phạn ngữ và Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu) là người tổng hợp.

[2] Trận động đất ở bang Gujarat, Ấn Độ, xảy ra vào ngày 26/01/2001 trong khoảng 2 phút, 7.6 độ, giết chết 20.000 người, làm bị thương 167.000 người, và làm sụp đổ gần 400.000 ngôi nhà.

[3] Còn gọi là Đồ cát ni, Đồ chỉ n i, Nã cát nhĩ, Xá chỉ ni - chữ nho là Không hành mẫu, không hành nữ: Phạn ngữ này có nghĩa là 'người đi trong không gian'. Đây là một vị Phật dưới dạng người nữ, đặc biệt quan trọng trong các truyền thống Kim Cang Thừa Ấn Độ và Tây Tạng. Vị này thường lui tới các nghĩa trang và những nơi đáng sợ khác, là người giữ cửa vùng bí ẩn trong mật chú được truyền lại cho những người lão luyện. Trong niềm tin dân gian Ấn độ, Dakini là một con quỷ cái tiến hóa thành Thánh. Trong Kim Cang thừa, Dakini là sức mạnh linh cảm của ý thức. Trong Thiền, Dakini có sứ mệnh hợp nhất sức mạnh được hành giả giải thoát vào tiến trình hữu hình hóa.

[4] Những người tu khổ hạnh của Ấn Giáo.

[5] Bảo hành vương chính luận.

Tác giả: Đức Dalai Lama - 1994 
Chuyển ngữTuệ Uyển - 2012

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm