Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Vô ngã trong tư tưởng Phật giáo

Hầu hết các tôn giáo đều nói có một đấng tối cao như Thượng đế sáng tạo ra thế giới và sinh ra loài người, trong khi đó đạo Phật nói vô ngã và không chấp nhận có một đấng tạo hóa nào tạo ra con người.
Mục lục

Trong ngôn ngữ hàng ngày, mọi người đều phải dùng chữ ta (tôi, mình) để xưng hô với nhau. Bây giờ nói vô ngã, tức là không có tôi, nghe rất vô lý. Phật giáo khi nói về Vô ngã vẫn thường nhấn mạnh là chúng ta phải nhận rõ năm uẩn vô ngã, không có gì là ta, là của ta; chúng ta, hay ta, nói gì cũng cần phải có một chủ từ, vậy chủ từ “chúng ta, hay ta” là ai? Nói chúng ta vô ngã tức là chúng ta không có ta? Vậy nghĩa là sao? Tu hành để đạt được vô ngã có ích gì?

Những người không biết giáo lý đạo Phật, khi nghe nói về vô ngã, tức là không có cái Ta thì họ liền phản đối, đây là điều đương nhiên, nhưng ngay cả trong giới Phật tử cũng rất nhiều người không hiểu vô ngã. Họ thắc mắc nếu vô ngã, không có Ta thì ai tu, ai chứng? Ai thành Phật? Ai nhập Niết bàn? Ai giải thoát?

Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”. Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, tâm ly tham, được giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc”.

Chưa hiểu vô ngã mà biết thọ trì ngũ giới, tu nhân tích đức, ăn chay làm lành để đời sau hưởng phước cũng tốt lắm rồi, đây gọi là Nhân thừa Phật giáo. Hoặc tu thập thiện để kiếp sau tái sinh lên cảnh trời sống lâu sung sướng, đây gọi là Thiên thừa Phật giáo. Nhưng bắt đầu từ Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa thì bắt buộc phải hiểu vô ngã và dẹp trừ cái ngã.

Vô ngã là gì?

Ngã (hay cái Ta) theo tư tưởng Ấn Độ thời Đức Phật có nghĩa là chủ tể hay linh hồn. Chủ có nghĩa là có quyền định đoạt, tự do tự tại. Ví như vua là chủ trong nước, có uy quyền tuyệt đối nên vua rất tự tại, muốn ra lệnh gì cũng được, muốn chém ai thì chém, muốn bắt ai thì bắt, muốn đi đâu thì đi (tự do), muốn ở đâu thì ở (tự tại), hoàn toàn theo ý của mình. Tể có nghĩa là sắp đặt, xét đoán, sai sử, điều hành. Ví như Tể tướng là vị quan lớn nhất trong triều, trông nom, sắp xếp mọi việc phụ tá với vua cai trị toàn dân. Ngã là chủ tể tức là ngã có quyền sắp đặt, điều khiển và tự do tự tại. Đa số mọi người đều có cảm tưởng mình là chủ của thân tâm. Muốn đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, suy nghĩ gì cũng được, cho nên tin chắc rằng trong thân tâm này có một ông chủ, hay cái Ta (Ngã).

Vô ngã (anatta) nghĩa đen là “không có ta”, nghĩa bóng có nhiều nghĩa, theo Đại thừa vô ngã có nghĩa là “vô tự tính”; theo Nguyên thủy vô ngã có nghĩa là “không phải là ta, không phải là của ta”.

Tu vô ngã thì giữ giới trở thành tự nhiên, không còn cái Ta nào bị gò bó hay cấm đoán.

Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tập III, Thiên uẩn, chương I, Tương ưng uẩn, có 183 kinh ngắn, đại ý đều nói về vô ngã, và lặp đi lặp lại hàng trăm lần những đoạn như sau:

“Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”. Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, tâm ly tham, được giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc”.

Ba danh từ “vô thường, khổ, vô ngã”, được lặp đi lặp lại không biết mấy ngàn lần trong năm bộ kinh Nikaya của Phật giáo Nguyên thủy, vì vậy nó được xem là Tam pháp ấn, tức là ba con ấn đánh dấu toàn bộ giáo lý Phật Pháp. Sau này có những người cho Tam pháp ấn là “không, vô tướng, vô tác”, hoặc “vô thường, vô ngã, Niết bàn”, và có người nói đến Tứ pháp ấn là “vô thường, khổ, không, vô ngã”,  hoặc “vô thường, vô ngã, không, Niết bàn”, đó là những quan niệm cá nhân, bởi vì Phật Pháp chỉ có một vị giải thoát, nếu nương theo một lời dạy của Phật mà tu hành giải thoát thì đó cũng có thể được xem là pháp ấn.

Tu vô ngã tức là trí tuệ ba la mật. Trí tuệ ba la mật, còn gọi là bát nhã ba la mật, tức trí tuệ thấy chư pháp vô ngã.

Sau khi thành đạo dưới gốc cây bồ đề, đức Phật đi tìm năm anh em Kiều Trần Như là những bạn đồng tu trước kia và thuyết cho họ bài pháp đầu tiên, đó là kinh Chuyển Pháp Luân (Dhamma-cakkappavattana) nói về Tứ diệu đế. Nghe xong tôn giả Kiều Trần Như liền chứng quả Tu- đà-hoàn và sau đó bốn vị kia cũng lần lượt chứng quả, “vĩnh ly trần cấu, đắc pháp nhãn tịnh, dĩ kiến đạo tích”. Trước kia họ không biết nguyên nhân nào sinh ra khổ, họ tu hoài, tu đủ kiểu khổ hạnh mà vẫn chưa thoát khổ, nay nhờ hiểu rõ Tứ đế nên mọi tà kiến tiêu tan, xa lìa mọi trần cấu (vĩnh ly trần cấu), đạt được con mắt pháp thanh tịnh (đắc pháp nhãn tịnh), và thấy được dấu đạo (dĩ kiến đạo tích).

Tu-đà-hoàn là quả “Kiến đạo”, quả thánh thứ nhất trong bốn quả thánh Thanh văn. Nhưng thấy đạo mới chỉ là thấy đúng thôi, còn bao nhiêu lậu hoặc, phiền não, tập khí sâu dày từ nhiều kiếp chưa trừ được, nên phải trải qua giai đoạn “Tu đạo” mới trừ được. Ví như người leo núi, bắt đầu thấy được ngọn núi và con đường dẫn lên đỉnh núi, nhưng bản thân vẫn còn ở dưới chân núi. Tuy còn ở dưới chân núi nhưng biết rõ là nếu tiếp tục đi trên con đường này thì sẽ tới đỉnh núi. Kiến đạo là mới thấy đường đi, sau đó phải Tu đạo, dứt trừ phiền não, ô nhiễm mới đạt được các quả vị Tư-đà-hàm, A-na-hàm, và A-la- hán là quả thánh cao nhất ví như đỉnh núi.

Tu vô ngã tức là thực hành Kinh Kim Cang, xa lìa bốn tướng chấp: ngã, nhân, chúng sinh, thụ giả.

Sau khi năm vị tỳ kheo đã kiến đạo, đức Phật dạy tiếp cho họ bài pháp thứ nhì là kinh Vô ngã tướng, nói về lý Vô ngã để dứt trừ ngã chấp là căn bản của vô minh phiền não, đưa họ tiến xa hơn và chứng quả A-la-hán, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Sau này trong lúc tôn giả Assaji, một trong năm vị tỳ kheo nhóm Kiều Trần Như, đang đi khất thực, với phong thái trang nghiêm giải thoát, tôn giả đã mời ngài Xá Lợi Phất đến hỏi đạo. Tôn giả Assaji đọc lại một bài kệ tóm tắt về lý duyên sinh:

 “Các pháp do nhân duyên sinh.

Nhân ấy Như Lai đã chỉ rõ,

và dạy phương pháp để chấm dứt,

đó là giáo pháp của bậc Đại Sa môn”.

Nghe qua bài kệ này, ngài Xá Lợi Phất liền chứng quả Tu-đà-hoàn. Khi về ngài kể lại cho bạn thân là Mục Kiền Liên nghe và Mục Kiền Liên cũng chứng quả Tu-đà- hoàn. Sau đó hai người tìm đến quy-y với đức Phật xin làm đệ tử. Phật dạy cho mỗi người một đề mục. Ngài Mục Kiền Liên tu tập một tuần sau chứng quả A-la-hán. Ngài Xá Lợi Phất tu tập hai tuần sau chứng quả A-la-hán.

Thế nào là A-la-hán? Đó là người đã hoàn toàn diệt trừ ngã chấp, diệt trừ lậu hoặc phiền não. Do không còn ngã chấp, không còn phiền não nên không tạo nghiệp dẫn đến tái sinh trong sinh tử luân hồi.

Tu vô ngã để hành Bồ tát đạo, vì bồ tát thường cứu độ chúng sinh mà không thấy có Ta là người cứu độ, có chúng sinh là người được độ.

Vô ngã là không tướng các pháp theo tinh thần bát nhã

Theo Bát Nhã Tâm Kinh: Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thế khổ ách.

Quán Tự Tại Bồ Tát, chủ thể quan sát, hay hành giả, trong quá trình tư duy sâu sắc (Trí quan sát) mới thấy được ngũ uẩn đều không, nên vượt qua mọi khổ ách.

Khi hành thâm: tức qua một thời gian thực hành nghiền ngẫm với Trí rộng khắp nhiều phương diện, lúc ấy mới thấy được ngũ uẩn đều không. Không ở đây là hai giai tầng thực tại của Tính Không. Tính Không thứ nhất là Tướng Không của ngũ uẩn (dung thể Không của ngũ uẩn chiếm trong không gian: Tướng không của Sắc và Sắc là Một, tức Sắc không khác Không và Không không khác Sắc) tức là Tự tính Tuyệt đối; còn Tính Không thứ hai là không thật là nó nữa (như Sắc tức thị không nghĩa là Sắc trong 1 sát-na đã biến thành không thật là Sắc nguyên thủy: Sắc 0 tuổi và Sắc +1sát-na tuổi) là thực tại giả lập do lịch trình huyễn hóa ngũ uẩn.

Cho nên suy xét kỹ thì thấy rõ mọi khổ ách (là quá khứ: Sắc tức thị không= Sắc qua 1 sát-na thì không còn thật Sắc nguyên thuỷ nữa), khi ở thể không tuyệt đối (hư không) -- không thể chạm vào hư không được dù hiện tại hay quá khứ. Còn ở thực tại giả lập, khổ ách quá khứ thì hiện tại không còn nữa. Sự đau khổ đã qua đi,chúng ta chỉ còn vương vấn trong ký ức và luôn lập lại bằng ảo giác âm vang trong tâm thức mà thôi.
 

Nhờ vô ngã nên Bồ tát sẵn sàng xả thí thân mạng, ra vào sinh tử, chịu đựng khổ đau để cứu khổ chúng sinh.

Cái Ngã có hiện hữu trong ngũ ấm của chúng ta hay không? Ngũ ấm có thể chia ra thành những tư tưởng về Sắc Thụ Tưởng Hành Thức, Quá khứ, Hiện tại và Vị lai. Cái Ngã không thể là tổng số các thời liệu đó, vì lẽ nó không hề có vào bất cứ địa hạt vào thời điểm đặc biệt nào. Ngũ ấm giai không nên không thể là năm cái tôi. Quá khứ đã qua không còn nữa, làm sao cái tôi thuộc về Ký ức. Tương lai chưa đến, thì làm sao có cái Tôi được. Chỉ còn hiện tại. Để tồn tại, cái tôi cần phải có đặc tính rõ ràng, phải thường hằng bất biến chứ không phải chợt có chợt không . Nhưng nó không có hình thể, màu sắc nơi chốn, nhất định. Càng tìm, càng không tìm ra nó. Cái Tôi chỉ là một cái nhãn hiệu dán lên ngũ ấm một sự hiện hữu liên tục.

Nhận định như vậy giúp con người giảm nhẹ đi ý niệm xem "cái Tôi" như là một thực thể tối thượng bắt buộc chúng muốn những gì chúng ta thích và ghét bỏ những gì chúng ta không ưa. Cảm giác về cái Tôi đó khiến cho con người tách rời ra khỏi thiên hạ. Và cũng chính từ những tình cảm yêu ghét sai lạc đó, dấy lên những tư tưởng và tình cảm khởi điểm cho những lời nói và hành động đưa đến Đau Khổ. Khám phá bằng kinh nghiệm trực tiếp, bằng phân tích, bằng thiền định rằng cái "Ngã" không thật có (hay cái vô ngã), sẽ là một diẽn trình đi đến giải thoát. Như giải thích trong kinh Bát Nhã thì ngũ uẩn hay ng ũấm đều có tính không hay ngũ ấm vô ngã.

Chấp ngã nhiều chừng nào thì khổ đau nhiều chừng đó. Ngược lại, tu tập vô ngã nhiều chừng nào thì bớt khổ nhiều chừng đó.

Lợi ích của vô ngã

Giáo lý vô ngã là nền tảng, là căn bản của đạo Phật, chúng ta hãy xét đến lợi ích của vô ngã trên hai phương diện: đời sống hàng ngày và trên đường đạo.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta đau khổ phiền não vì tham, sân, si, giận hờn, ưa ghét, buồn lo, ... tất cả những thứ phiền não đó có là vì chấp ngã mà ra. Vì khi tham thì ai tham? Tham cho ai, vì ai?  Khi tham thì Ta tham chứ ai vào đây. Ta tham cho Ta, cho vợ con của Ta, cho gia đình của Ta, vì quyền lợi của Ta.

Khi sân thì ai sân? Tại sao sân? Khi sân thì Ta sân. Ta sân tại vì người khác làm trái ý Ta. Khi ưa thì ai ưa? Khi ghét thì ai ghét? Khi ưa thì Ta ưa, ưa những thứ làm cho Ta vừa lòng. Khi ghét thì Ta ghét, ghét những thứ làm cho Ta bực bội, khó chịu.

Khi có nội kết thì ai có? Tại sao có nội kết? Khi có nội kết thì Ta có. Có nội kết bởi vì người khác làm tổn thương Ta, danh dự của Ta, tình cảm của Ta.

Chấp ngã nhiều chừng nào thì khổ đau nhiều chừng đó. Ngược lại, tu tập vô ngã nhiều chừng nào thì bớt khổ nhiều chừng đó.

Quan niệm vô ngã trong tư tưởng Phật giáo chỉ để lột xác cái ngã dẫy đầy tham sân si ngã kiến và dục vọng, hệ lụy đến khổ ưu, sinh tử luân hồi của kiếp người, nguyên ủy là vô minh, vốn che lấp cái tâm trong sáng tự bản tính.

Do chấp ngã nên sinh ra đủ thứ phiền não liên quan đến ngã sở và ngã kiến. Ai đụng vào ngã sở như nhà cửa, vợ con, tài sản, quyền lợi của Ta thì Ta nổi sân lên, không sân được thì lo sợ mất. Người tu tập vô ngã không còn chấp tài sản là của Ta thì khi bị mất mát sẽ không đau khổ bằng người chấp ngã.

Do chấp ngã kiến, tức là cho ý kiến của Ta lúc nào cũng phải, cũng đúng, nên sinh ra cãi nhau, tranh chấp phải trái, hơn thua, lời qua tiếng lại, tệ nữa là tới đánh nhau, giết nhau. Người tu vô ngã trở nên khiêm cung, không ngã mạn, khoe khoang, nên được mọi người thương mến. Người tu vô ngã mới đầu chưa thuần thục còn bị đau khổ trước một lời nói ác độc. Khi tu khá hơn thì ngã chấp tiêu mòn, nếu bị chửi chỉ còn thấy khổ sơ sơ. Cuối cùng khi ngã chấp không còn thì mọi đau khổ đều tan biến.

Vì thế nên biết vô ngã chính là Niết bàn. Vì Niết bàn có nghĩa là tịch diệt, là một trạng thái không còn bóng dáng khổ đau.

Kinh Pháp Cú (câu 81) có nói:

“Như ngọn núi kiên cố

Không gió nào lay động

Cũng vậy, giữa khen chê

Người trí không dao động”.

Người trí ở đây chính là người đã thấu rõ lý vô ngã.

Trên con đường tu đạo, vô ngã rất quan trọng và cần thiết, không thể bỏ qua được. Cũng vì không hiểu, không biết lý vô ngã nên nhiều người tu lâu mà càng xa đạo, càng chấp ngã, chấp danh, chấp tướng.

Tu vô ngã thì làm các việc phước thiện như bố thí, cúng dường sẽ không cần chùa hay thầy phải ghi tên mình vì hiểu không có một cái Ta bố thí mà chỉ có một sự bố thí. Đây gọi là Bố Thí Ba La Mật.

Tứ diệu đế, vô ngã, duyên sinh là những giáo lý căn bản, nền tảng của đạo Phật. Nhờ những giáo lý này mà không biết bao nhiêu đệ tử của Phật đã chứng quả giải thoát, trở thành những thánh tăng, tăng bảo, xứng đáng là ruộng phước cho trời người cúng dường.

Tu vô ngã thì giữ giới trở thành tự nhiên, không còn cái Ta nào bị gò bó hay cấm đoán.

Tu vô ngã thì nhẫn nhục trở nên dễ dàng, vì không còn thấy có Ta bị chửi, bị nhục.

Tu vô ngã thì thiền định sáng suốt không bị vọng tưởng mê hoặc. Khi những ý niệm tốt xấu khởi lên trong tâm liền biết rõ: “Đó chỉ là những ý niệm hiện khởi”, ngoài ra không có một cái Ta nào tốt hay xấu.

Tu vô ngã tức là trí tuệ ba la mật. Trí tuệ ba la mật, còn gọi là bát nhã ba la mật, tức trí tuệ thấy chư pháp vô ngã.

Tu vô ngã tức là thực hành Kinh Kim Cang, xa lìa bốn tướng chấp: ngã, nhân, chúng sinh, thụ giả.

Tu vô ngã để hành Bồ tát đạo, vì bồ tát thường cứu độ chúng sinh mà không thấy có Ta là người cứu độ, có chúng sinh là người được độ.

Nhờ vô ngã nên Bồ tát sẵn sàng xả thí thân mạng, ra vào sinh tử, chịu đựng khổ đau để cứu khổ chúng sinh.

Quan niệm vô ngã trong tư tưởng Phật giáo chỉ để lột xác cái ngã dẫy đầy tham sân si ngã kiến và dục vọng, hệ lụy đến khổ ưu, sinh tử luân hồi của kiếp người, nguyên ủy là vô minh, vốn che lấp cái tâm trong sáng tự bản tính. Vô ngã có thể là pháp trong sạch hóa cái tâm, để tâm trống rỗng. Có thể vô ngã là hình thức vô tự tính sự vật và hư không hóa mọi hữu tồn trong tâm. Khi tâm được trong sáng là lúc trí tuệ hiện ra. Tuệ giác là cái biết sát-na hiện tiền, là cái biết vô thời không thì làm gì có cái ngã xen vào (sở tri). Phật đã giải rõ trong kinh Pháp Môn Căn Bản, “trong sự hiểu biết là sự giải thoát”. Vô ngã là sự giải thoát khỏi cái ngã, hay cái thân là rừng tội nghiệp. Quan niệm vô ngã chỉ là sự nhận thức của tâm. “Sự thật là tâm vốn luôn luôn thanh tịnh tư bản tính kia (vô ngã) nhuóm bởi những tạp nhiễm ngoại lai (cái ngã).

Tứ diệu đế, vô ngã, duyên sinh là những giáo lý căn bản, nền tảng của đạo Phật.  Nhờ những giáo lý này mà không biết bao nhiêu đệ tử của Phật đã chứng quả giải thoát, trở thành những thánh tăng, tăng bảo, xứng đáng là ruộng phước cho trời người cúng dường.

Theo phatgiao.org.vn

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm