Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Công tác chuẩn bị Đại lễ Vesak 2019 đang trong giai đoạn nước rút

Trong những ngày này, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (Hà Nam), nơi sẽ diễn ra Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 công tác chuẩn bị đang bước vào giai đoạn nước rút.
Mục lục

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là đại lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca: ngày Phật Đản sanh, ngày Phật Thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn cùng diễn ra trong ngày trăng tròn tháng Vesak hằng năm, tương ứng với ngày Rằm tháng Tư âm lịch.

Năm 2008, Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình-Hà Nội. Năm 2014, Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak lần thứ hai tại chùa Bái Đính – Ninh Bình.

Năm nay, Phật giáo Việt Nam lại được vinh dự đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 3 tại Việt Nam với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.

Công nhân làm việc liên tục 3 ca để hoàn thành các hạng mục chính phục vụ cho đại lễ. Ảnh: Phật Sự Online

Dự kiến Đại lễ sẽ đón tiếp đón khoảng hơn 10.000 người tham dự, bao gồm 1.500 chức sắc, nhà tu hành và lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các Phật tử thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ 90 - 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, cùng với khoảng 10.000 đồng bào Phật tử và nhân dân Việt Nam.

Chia sẻ với báo chí, Thượng tọa Thích Minh Quang, đại diện chùa Tam Chúc, thành viên Ban tổ chức Đại lễ Vesak 2019 cho biết, công nhân làm việc liên tục 3 ca để hoàn thành các hạng mục chính phục vụ cho đại lễ. Bên cạnh đó Thượng tọa Thích Minh Quang nhấn mạnh, Đại lễ Vesak là một trong các hoạt động văn hóa quốc tế của Liên hợp quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại.

Điện Tam thế đã cơ bản hoàn thành. Ảnh: Mai An

Sự kiện là cơ hội để truyền bá thông điệp từ bi, trí tuệ, hòa bình, bất bạo động của đức Phật.

Đại lễ còn tập trung thảo luận các chủ đề: “Sự lãnh đạo có chánh niệm và xã hội bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe, xã hội bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo liên hệ giáo dục toàn cầu về đạo đức; cách mạng công nghiệp 4.0 và Phật giáo...

Nguồn: phatgiao.org.vn

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm