Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Đại lễ Phật đản Vesak 2019 có gì đặc biệt?

Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức được Uỷ ban tổ chức Quốc tế cho đăng cai Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 tại chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) từ ngày 12-14/5/2019 với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.
Mục lục

Đại lễ Phật đản Vesak là gì?

Vesak - tên gọi tháng thứ 4 trong năm. Tháng Vesak là tháng linh thiêng bởi vào ngày trăng tròn của tháng này đã diễn ra 3 sự kiện trùng lặp gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Đức Phật. Đó là ngày Đức Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn.

Từ xa xưa, Đại lễ Vesak, hay còn gọi là lễ Tam hợp Đức Phật, đã được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam truyền (Nam tông), bắt đầu từ Sri Lanka sau đó truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia...

Trong khi đó, do sử dụng hệ thống lịch riêng, một số quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (Bắc tông), như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, thường cử hành Đại lễ kỷ niệm ba ngày trọng đại trên vào ba ngày khác nhau trong năm. Tuy nhiên, từ kỳ Ðại hội Phật giáo Thế giới lần thứ VI vào năm 1961, ngày Rằm tháng Tư âm lịch được xem là ngày Đại lễ Phật đản sinh và đã được các truyền thống Phật giáo Bắc tông chấp nhận.

Việt Nam đã mấy lần tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak?

Đây là lần thứ 3 Đại lễ Vesak Liên hợp quốc được tổ chức tại Việt Nam. Trước đó, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2008 đã được tổ chức thành công tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội và năm 2014 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình.

Năm nay, 2019, đại lễ Phật đản Vesak sẽ được tổ chức tại chùa Tam Chúc, Ba Sao, Hà Nam.

Được sự chấp thuận của Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Thủ tướng Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức được Uỷ ban tổ chức Quốc tế cho đăng cai Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 tại chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) từ ngày 12-14/5/2019 với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Ảnh: Lâm Linh

Với chủ đề "Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững", Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 được tổ chức từ ngày 12 đến 14-5-2019, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đại lễ tổ chức tại Hà Nam lần này dự kiến sẽ tiếp đón hơn 10 nghìn người tham dự, gồm: 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả Phật giáo cũng như các Phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ khoảng 90-100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và 10 nghìn đồng bào Phật tử và nhân dân Việt Nam.

Điều này cho thấy sự hội nhập quốc tế toàn cầu của đại lễ Phật đản Vesak, cho thấy Phật giáo nước ta cũng đang song hành cùng quốc tế, thế giới.

Dự kiến sẽ có 483 các tổ chức Phật giáo của trên 120 quốc gia và các vùng lãnh thổ sẽ tham dự đại lễ Phật đản Vesak 2019. Ảnh: Lâm Linh
Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2019 là sự kiện đối ngoại quan trọng, góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đồng thời, khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp quốc.
Hòa thượng GS.TS. Brahmapundit, thay mặt Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc ủng hộ và chúc mừng GHPGVN là đơn vị vinh dự đăng cai tổ chức Đại lễ Phật Đản Vesak 2019. Ảnh: Lâm Linh
Khám phá chùa Tam Chúc, quần thể chùa lớn nhất Việt Nam, nơi tổ chức đại lễ Phật đản Vesak 2019

Quần thể chùa Tam Chúc ở Ba Sao, Hà Nam sẽ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam với diện tích 5000 ha, với nhiều báu vật nổi tiếng và 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa. Đây cũng chính là nơi sẽ tổ chức đại lễ Vesak 2019.

Chùa Tam Chúc nơi diễn ra Đại lễ Vesak 2019
Địa chỉ chùa Tam Chúc - Đại lễ Phật đản Vesak 2019

Chùa Tam Chúc thuộc địa phận thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chỉ cách ngôi chùa Bà Đanh nổi tiếng hơn 8km và cách trung tâm thành phố Phủ Lý khoảng 12km. Để đến được chùa Tam Chúc, bạn có thể đi theo 2 lựa chọn cung đường khác nhau:

+ Cung đường 1: Đi theo lối chùa Hương nhưng khi đến đoạn rẽ phải vào đền Trình thì không rẽ mà tiếp tục đi thẳng, đi thêm khoảng 5km nữa là đến chùa Tam Chúc. Nếu đi theo cung đường này thì tổng quãng đường là khoảng 65km.

+ Cung đường 2: Đi theo hướng quốc lộ 1 (cao tốc Pháp Vân) đến thành phố Phủ Lý sau đó đi theo chỉ dẫn của Google Maps thêm khoảng 12km nữa là tới. Tổng quãng đường của cung đường này là khoảng 62km.

Nếu bạn đi chùa Tam Chúc bằng ô tô thì nên đi theo cung đường 2, còn đi bằng xe máy thì nên đi theo cung đường 1 vì nếu đi xe máy theo cung đường 2 bạn sẽ phải đi qua Thường Tín, nơi có đoạn đường đông và hẹp nên không thể di chuyển nhanh được.

Tượng Phật với tán Bồ Đề tại chùa Tam Chúc-nơi diễn ra Đại lễ Phật đản Vesak 2019
Khám phá chùa Tam Chúc - Đại lễ Phật đản Vesak 2019

+Trụ trì chùa Tam Chúc Trụ trì chùa Tam Chúc là Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời là Trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình).

+Hiện tại ở chùa Tam Chúc có 8 ngôi tượng Phật, trong đó nổi bật nhất là ngôi tượng Phật ở điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni nặng hơn 200 tấn, được công nhận là ngôi tượng Phật bằng đồng lớn nhất tại Đông Nam Á hiện nay.

+ Chùa Tam Chúc là nơi lưu giữ phiến đá thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng.

+Khu vườn kinh là nơi có 99 cột kinh bằng đá, mỗi cột cao 13,5m, nặng 200 tấn. 

Nguồn: phatgiao.org.vn

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm