Pháp thí thắng mọi thí - Pháp hỷ thắng mọi hỷ - Ái diệt thắng mọi khổ - Niết-bàn lạc tối thượng.

>>

Báo hiếu cha mẹ theo lời Phật dạy

Báo đáp Tứ trọng ân là bốn ân lớn nhất, trọng đại nhất của đời người mà bất cứ ai cũng không thể nguôi quên. Trong đó, ân cha mẹ là một trong những ân quan trọng nhất mà ai trong chúng ta dù có là Phật tử hay không cũng phải báo đáp kể cả Đức Phật.
Mục lục

Vì không có cha mẹ thì không có sự tồn tại của chúng ta ngày hôm nay lý thuyết là như vậy, nhưng không phải ai cũng biết cách để thể hiện lòng biết ơn của mình. Sau đây là những cách đơn giản mà thiết thực nhất mà ai trong chúng ta cũng có thể áp dụng để mang đến hạnh phúc, niềm vui cho các đấng sanh thành ra mình. Vậy chúng ta báo hiếu cho cha mẹ như thế nào là thiết thực nhất.

Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.

1. Sống tốt để cha mẹ không phải lo lắng, đau khổ vì mình

Cha mẹ đâu cần con báo đáp mà chỉ muốn con mình thực sự đàng hoàng và biết lo cho bản thân.

2. Có mặt khi cha mẹ cần

Đừng nghĩ phải đi làm xa, kiếm nhiều tiền và mua cho cha mẹ nhà cao cửa rộng, quần áo xum xuê...mới là báo hiếu. Sự có mặt của đứa con là niềm vui mà cha mẹ chờ mong nhất. Nhiều người mải lo cho cuộc sống riêng mà quên đi phụng dưỡng cha mẹ. Khi còn nhỏ ở với cha mẹ, lớn lên lo ăn học, đến khi ra trường lại lập gia đình sớm và lo cho gia đình mình, cha mẹ vì thế ít có cơ hội được phụng dưỡng. Đến khi biết làm cha mẹ thì cha mẹ đã qua đời.

Phật dạy chúng ta phải nổ lực tu tập để độ mình và độ cha mẹ, thân bằng, quyến thuộc. Ảnh minh họa

3. Luôn lắng nghe và hỏi ý kiến cha mẹ với thái độ cung kính, ôn hòa, tôn trọng và yêu thương

Cha mẹ luôn muốn cảm nhận được “sự cần thiết” và “được kính trọng” từ con cái đối với mình.

4. Thường xuyên liên lạc với cha mẹ khi ở xa

Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nên việc dù không ở gần nhau, nhưng vẫn cập nhật được thông tin, hình ảnh là điều bình thường. Việc của bạn là trước khi đi xa hãy chuẩn bị những thiết bị cũng như hướng dẫn cha mẹ các bước cơ bản để sử dụng trong việc liên lạc với bạn sau này. Rồi khi đã đi xa, bạn nên gọi điện thoại về hằng ngày để trò chuyện dù ít hay nhiều. Còn một điều quan trọng là phải luôn bắt điện thoại khi cha mẹ gọi đến, vì những lúc đó, cha mẹ đang thật sự nhớ và lo lắng cho bạn.

5. Tụng Kinh, niệm Phật hằng ngày cầu sức khỏe cho cha mẹ

Tùy vào điều kiện cho phép trong ngày, bạn nên dành ra một khoảng thời gian để tụng kinh, niệm phật cầu bình an, sức khỏe đến cha mẹ của mình. Việc làm này không những mang đến lợi lạc cho bạn mà chính nguồn năng lượng bạn tạo ra từ việc tinh tấn hành trì tụng niệm sẽ ảnh hưởng rất tốt đến sức khỏe và sự an lạc của cha mẹ bạn.

Dù là xuất gia hay tại gia, chúng ta đều phải để tâm vào việc tu tập. Trước là tự lợi cho mình. Sau là để đền trả thâm ân cao trọng của cha mẹ. Đem công đức tu tập đó hồi hướng nguyện cho cha mẹ chưa kính tin Tam bảo thì phát tâm kính tin Tam bảo. Phát tâm kính tin Tam bảo rồi thì biết bỏ ác làm lành, đời đời sanh trong nhà Phật pháp. Ảnh minh họa

6. Khuyên và tạo điều kiện cho cha mẹ tham gia những khóa tu học và niệm Phật

Tham gia các khóa tu tại các chùa này giúp cha mẹ bạn cởi mở, hòa nhập và quan trọng hơn là giữ được tâm tự tại và an lạc tuổi về chiều. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên khuyến khích cha mẹ hành trị niệm Phật tại gia, buông bỏ những khuất mắc trong lòng và giữ tâm lý thật thoải mái.

7. Chăm lo đầy đủ những nhu cầu thiết yếu cho cha mẹ

Đừng viện cớ ở xa mà quên đi những nhu cầu cần thiết như ngày tái khám, thuốc thang, quần áo, giày dép…của cha mẹ, hãy gọi điện nhắc nhở hỏi thăm và gửi gắm người thân cận giúp đỡ việc đi lại cũng như cung cấp đầy đủ những vật dụng sinh hoạt cần thiết trong ngày. Những hành động nhỏ vậy thôi, nhưng cha mẹ bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp và rất hạnh phúc khi biết bạn luôn dõi theo họ.

8. Muốn hiếu thảo với cha mẹ thì hiếu thảo ngay bây giờ, không đợi khi kiếm được tiền mới nghĩ đến chuyện đó

Hiếu thảo không cần đợi tuổi. Khi còn nhỏ, kể cả 5 tuổi thôi, con đã có thể báo hiếu được rồi. Báo hiếu sớm bởi nếu chờ đến khi trưởng thành, vật chất ê hề, chưa chắc cha mẹ đã còn tại thế để nhận thành báo đó.

Thể hiện tình yêu, lòng thương với cha mẹ bằng lời nói và hành động: Thương thì phải nói ra, gặp cha mẹ và nói một cách chân tình với đấng sinh thành rằng con thương cha mẹ. Nhưng nói không chưa đủ mà phải hành động cụ thể. Không cần những thứ cao siêu, mời một tách trà, hỏi thăm sức khỏe, đỡ đần công việc, bên cạnh cha mẹ mỗi khi họ cần đến là cha mẹ đã thấy đủ.

Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.
 
Bài viết liên quan: Lời Phật dạy sâu sắc về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ

Nguồn: phatgiao.org.vn

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Tháng Năm